Hiện nay, cầu nhập cảnh vào Việt Nam của người nước ngoài ngày càng gia tăng. Người nước ngoài đến Việt Nam để du lịch, học tập, làm việc, kinh doanh, thăm người thân, kết hôn… Nói chung là họ có nhiều lý do để vào Việt Nam. Và trước khi vào Việt Nam, những người nước ngoài này cần phải xin visa nhập cảnh.
Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu về xin visa doanh nghiệp cho người nước ngoài theo quy định pháp luật qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
Visa là gì?
Visa còn được gọi là thị thực hoặc thị thực nhập cảnh, là giấy chứng nhận của Chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào nước của họ trong khoảng thời gian nhất định.
Visa có thể được cấp trực tiếp hoặc thông qua đại sứ quán, lãnh sự quán của quốc gia đó. Đôi khi, có thể thông qua một công ty du lịch, cơ quan chuyên môn có sự cho phép của quốc gia phát hành. Thủ tục cấp visa sẽ có những quy định riêng tùy vào mỗi nước hoặc vùng lãnh thổ. Ngoài ra, cũng có một số quốc gia không đòi hỏi visa trong một số trường hợp nhất định.
Các loại visa
– Visa du lịch: Visa này được cấp cho khách có nhu cầu du lịch, có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
– Visa thương mại: Được cấp cho người nước ngoài có mục đích tìm cơ hội đầu tư, kinh doanh. Visa có giá trị từ 90 đến 180 ngày kể từ ngày nhập cảnh và được quyền xuất nhập cảnh nhiều lần qua các cửa khẩu quốc tế.
– Giấy phép tạm trú: Được cấp cho người nước ngoài đến làm việc thường xuyên, có giá trị 1 năm kể từ ngày nhập cảnh và được quyền nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế.
Visa doanh nghiệp là gì?
Visa doanh nghiệp là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vàoViệt Nam mục đích làm việc với doanh nghiệp tại đây.
Đối tượng để xin cấp visa doanh nghiệp tại Việt Nam
Người nước ngoài được cấp visa kinh doanh tuỳ vào mục đích khác nhau. Trong trường hợp này, họ phải là đối tác của doanh nghiệp Việt Nam, đến nước ta để trao đổi thông tin, hợp tác phát triển, ký kết hợp đồng… Đối tượng cụ thể phải thuộc nhóm sau:
Nhà đầu tư nước ngoài
Trưởng văn phòng đại diện của các tổ chức phi chính phủ
Người lao động nước ngoài được cấp phép lao động
Luật sư nước ngoài được Bộ tự pháp Việt Nam cấp giấy phép hành nghề
Visa doanh nghiệp có thời hạn bao lâu?
Theo quy định, các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thường cấp visa có thời hạn 1 năm, nhưng thời gian sử dụng tối đa chỉ 3 tháng đối với tất cả các quốc gia trừ Mỹ (thời hạn cấp visa cho công dân Mỹ là 1 năm).
Trường hợp người nước ngoài có nhu cầu làm việc lâu dài tại Việt Nam sẽ xin cấp thẻ tạm trú tối đa 5 năm. Nếu muốn gia hạn visa doanh nghiệp, bạn cần làm đơn xin gia hạn trước khi hộ chiếu của bạn hết hạn 1 tháng mới hợp lệ, kịp thời và tránh bị phạt.
Điều kiện để xin cấp visa doanh nghiệp Việt Nam
Cục quản lý xuất nhập cảnh quy định, những đương đơn người nước ngoài khi muốn xin visa doanh nghiệp Việt Nam cần phải thỏa mãn các điều kiện dưới đây.
❖ Là đối tác với công việc ở Việt Nam (cá nhân hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân Việt Nam hoặc nước ngoài).
❖ Hồ sơ đề nghị cấp visa phải có đầy đủ: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh; Hộ chiếu và thời hạn sử dụng hộ chiếu; Ngày nhập cảnh; Thời gian lưu trú.
❖ Đối tác của bạn tại Việt Nam phải có các thủ tục tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam và đồng ý cho bạn nhập cảnh.
❖ Sau khi được Cục quản lý xuất nhập cảnh đồng ý, quý khách sẽ được cấp công văn nhập cảnh và tiến hành thủ tục xin visa nhập cảnh vào Việt Nam.
*Lưu ý: Xin visa doanh nghiệp, người nước ngoài chỉ được phép nhận visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại. Vì vậy, trước khi nhập cảnh vào Việt Nam, đương đơn phải đề nghị doanh nghiệp hoặc cá nhân mời bảo lãnh làm thủ tục xin công văn nhập cảnh tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.
Thủ tục xin visa doanh nghiệp
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin visa doanh nghiệp cho đối tác của bạn tại Việt Nam:
Giấy phép hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức: Giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh, địa chỉ văn phòng đại diện…
Giấy chứng nhận/thông bảo sử dụng con dấu của tổ chức, doanh nghiệp
Văn bản giới thiệu có chữ ký/con dấu của người có thẩm quyền tại doanh nghiệp, tổ chức lãnh đạo cho người lao động nước ngoài
Lưu ý: Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam cần có đầy đủ giấy tờ như đã nêu phía trên để Cục quản lý xuất nhập khẩu xem xét, đồng ý cho nhập cảnh. Sau khi nhận được công văn nhập cảnh thì tiến hành thủ tục xin visa nhập cảnh vào Việt Nam.
Tiến hành các bước xin visa kinh doanh cho người nước ngoài:
Bước 1: Doanh nghiệp trao đổi với người nước ngoài về thông tin nhập cảnh.
Bước 2: Doanh nghiệp Việt Nam làm thủ tục mời và bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam:
Thực hiện khai báo thông tin doanh nghiệp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Gửi đơn xin nhập cảnh cho người nước ngoài lên Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Bước 3: Chờ Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam phê duyệt hồ sơ. Trường hợp hồ sơ được chấp thuận thì công văn sẽ được gửi tới doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không được chấp thuận thì Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Bước 4: Doanh nghiệp Việt Nam thông báo và gửi công văn nhập cảnh cho người nước ngoài, đồng thời kiểm tra kỹ thông tin để người nước ngoài tiến hành xin visa ở cửa khẩu sân bay quốc tế hoặc cơ quan đại diện ngoại giao.
Doanh nghiệp và người nhập cảnh cần nhiều thời gian để chuẩn bị giấy tờ để nộp cho cơ quan có thẩm quyền nhằm xin công văn nhập cảnh cho người lao động nước ngoài.
Trung bình thời gian xin cấp visa kinh doanh tại Việt Nam có thời hạn 5 – 7 ngày (không tính ngày nghỉ) hoặc có thể lâu hơn phụ thuộc vào quốc tịch cũng như thời điểm nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh.
Chắc hẳn bạn đọc kinh doanh đã hiểu rõ về visa kinh doanh cũng như nắm được các thủ tục xin visa kinh doanh tại Việt Nam.
Quy trình xin visa doanh nghiệp cho người nước ngoài
Bước 1: Doanh nghiệp Việt Nam và đối tác người nước ngoài trao đổi thông tin về việc nhập cảnh của người nước ngoài.
Bước 2: Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Bao gồm 2 bước sau:
Khai báo thông tin doanh nghiệp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Gửi đơn xin nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam đến Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Bước 3: Hồ sơ xin visa doanh nghiệp cho người nước ngoài được tiếp nhận tại Cục quản lý xuất nhập cảnh. Nếu hồ sơ được chấp thuận, sẽ gửi lại Công văn nhập cảnh cho doanh nghiệp, trường hợp không chấp thuận thì sẽ trả lời lại bằng văn bản nêu rõ lý do.
Bước 4: Doanh nghiệp phía Việt Nam gửi công văn nhập cảnh cho người nước ngoài. Đồng thời, kiểm tra lại các thông tin để người nước ngoài thực hiện xin visa tại cửa khẩu sân bay quốc tế hoặc cơ quan đại diện ngoại giao.
Thủ tục gia hạn visa Việt Nam cho người nước ngoài
Thủ tục xin gia hạn visa tại Việt Nam vô cùng dễ dàng. Quý khách chỉ cần thực hiện 3 bước dưới đây:
Bước 1: Gửi bản chụp trang hộ chiếu và trang có chứa visa còn giá trị cho chúng tôi sẽ kiểm tra và thông báo cho quý khách biết visa đó có thể gia hạn được hay không.
Bước 2: Gửi hộ chiếu gốc của du khách người nước ngoài đó đến địa chỉ văn phòng của chúng tôi tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh, và thanh toán phí gia hạn.
Bước 3: Nhận lại hộ chiếu kèm theo visa gia hạn trong vòng 8 ngày làm việc nếu xử lý thường hoặc 4 ngày làm việc nếu xử lý khẩn.
Những khó khăn khi người nước ngoài tự xin gia hạn visa
Một thực trạng rất dễ thấy hiện nay đó chính là tự túc xin gia hạn visa nhưng tỉ lệ được duyệt đơn theo hình thức tự túc này rất ít. Nguyên nhân theo nhiều người chia sẻ đó chính là vấn đề chuẩn bị thủ tục, hồ sơ với những giấy tờ cần thiết không đủ nên không được duyệt đơn.
Nhiều người nước ngoài thường tìm hiểu thông tin về thủ tục gia hạn visa Việt Nam cho người nước ngoài trên internet nhưng đọc thông tin không chính xác, hay thông tin chưa được cập nhật nên khi chuẩn bị hồ sơ bị thiếu sót.
Vì vậy, khi nộp hồ sơ xin gia hạn không được duyệt gia hạn hay gia hạn bị trễ khiến cá nhân không thực hiện đúng dự định, kế hoạch du lịch, giao dịch, kinh doanh hay tiếp tục làm việc tại Việt Nam, có trường hợp người nước ngoài bị xử phạt do gia hạn visa trễ hoặc buộc phải xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Vì vậy, để tránh những rủi ro cũng như để tiết kiệm thời gian bạn nên sử dụng dịch vụ gia hạn visa từ các công ty doanh nghiệp ở Việt Nam. Đơn giản, đây là những doanh nghiệp hiểu rỏ về các thủ tục, quy định của pháp luật nên sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, rỏ ràng giúp bạn gia hạn visa thành công nhanh nhất.
Dịch vụ làm visa doanh nghiệp cho người nước ngoài
Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế đang phát triển, đó là lý do nước ta ngày càng thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài vào hợp tác, đầu tư và phát triển.
Tuy nhiên, để đặt chân đến Việt Nam, người nước ngoài cần phải sở hữu một chiếc visa doanh nghiệp. Nhiều người đã gặp không ít khó khăn, bất tiện trong việc hoàn thành thủ tục xin visa. Thế nhưng hiện tại, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi Luật Rong Ba sẽ là cánh tay đắc lực cho bạn.
Luật Rong Ba có trên 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ làm visa Việt Nam. Chúng tôi đã giúp không ít người nước ngoài xuất nhập cảnh, xin visa du lịch, thăm thân, công tác, doanh nghiệp, du học, lao động,… cho người nước ngoài vào Việt Nam.
Khi đăng ký dịch vụ này, Luật Rong Ba sẽ giúp bạn hoàn thành hồ sơ xin thị thực một cách nhanh chóng với thủ tục tối giản nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Vừa rồi là những chia sẻ về xin visa doanh nghiệp cho người nước ngoài, hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn. Cuối cùng, Luật Rong Ba xin chúc bạn có thể xin visa doanh nghiệp vào Việt Nam một cách dễ dàng, thuận tiện nhất.