Dịch vụ luật sư

Văn phòng luật sư

Hiện nay các tổ chức hành nghề luật sư thành lập rất nhiều bao gồm văn phòng luật sư và công ty luật. Vậy để thành lập tổ chức hành nghề luật sư thì cần có điều kiện gì? Thủ tục đăng ký thành lập ra sao?

Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu về văn phòng luật sư theo quy định pháp luật qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

– Luật luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.

– Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư.

– Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội-nghề nghiệp của Luật sư.

– Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.

Văn phòng luật sư là gì? 

Văn phòng luật sư là  tổ chức hành nghề luật sư, và được thành lập theo trình tự thủ tục và điều kiện thành lập theo quy định tại Điều 32 của luật này. Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Trước nền kinh tế thị trường, đất nước trên con đường hội nhập, Văn phòng luật sư không còn là lựa chọn tối ưu nhất cho hoạt động tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề có thể lựa chọn những loại hình tổ chức hành nghề như Công ty Luật hoặc Công ty hợp danh

Để có thể tối ưu được sức mạnh cùng với lợi thế của loại hình này mang lại, tuy nhiên hiện tại cũng rất nhiều Luật sư lựa chọn cho mình hình thức tổ chức hành nghề là Văn Phòng Luật Sư.

Các hình thức tổ chức hành nghề luật sư

Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật, bao gồm:

* Văn phòng luật sư: 

– Do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.

– Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.

* Công ty luật:

– Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.

– Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.

– Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

– Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thỏa thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp

– Nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Cơ sở pháp lý: Điều 33, 34 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bổ sung 2012).

Điều kiện thành lập văn phòng luật sư, công ty luật

Căn cứ theo Điều 32 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bổ sung 2012) thì điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:

– Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bổ sung 2012);

– Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

– Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

– Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bổ sung 2012).

Thủ tục đăng ký thành lập văn phòng luật sư, công ty luật

– Hồ sơ đăng ký hoạt động:

1. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động Văn phòng Luật sư, Công ty Luật TNHH1TV

2. Dự thảo Điều lệ của công ty luật (Bản chính)

3. Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật (Bản sao)

4. Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư (Bản chính)

5. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của Công ty Luật hợp danh, Công ty Luật TNHH 2 TV trở lên (theo mẫu) (Bản chính)

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế (Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả) hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp, địa chỉ: 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế.

văn phòng luật sư

văn phòng luật sư

Hoạt động

Theo quy định tại Điều 35 Luật luật sư năm 2006 thì Văn phòng luật sư đăng ký hoạt động tại Sở tư pháp địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng Văn phòng là thành viên.

Ngoài việc thực hiện dịch vụ pháp lý có nhận thù lao như tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác, Văn phòng Luật sư có thể hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước và nước ngoài.

Khi có yêu cầu của khách hàng, Văn phòng Luật sư được phép cử luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài.

Các văn phòng Luật sư có trách nhiệm cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư. Khi có luật sư của Văn phòng mình gây ra lỗi làm thiệt hại cho khách hàng, văn phòng Luật sư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Học luật sư có khó không?

Mỗi một ngành học đều có cái khó của nó. Việc cảm nhận khó hay dễ là tùy thuộc vào mỗi người. Để đánh giá mức độ khó của một môn học ngoài chương trình đào tạo thì phải xét nhiều yếu tố khác.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học như: sở thích, khả năng học tập, khả năng tiếp thu kiến thức. Nếu em là người thích tìm hiểu về những con số lại phải học ngành toàn chữ thì khó tiếp thu được. Dựa trên những nội dung đã nói trên em biết việc làm luật sư cần phẩm chất gì.

Ngành Luật có khối kiến thức về luật là vô cùng nhiều. Đặc biệt đối với luật Việt Nam hay sử dụng từ ngữ từu tượng. Không chỉ có khối lượng kiến thức lớn còn có áp lực thi cử. 

Những tố chất để biết mình hợp với nghề luật sư

Nói đến nghề luật sư ai cũng nghĩ ngay đến tòa án. Tuy nhiên ngoài tòa án thì luận sư còn có thể làm việc tại các văn phòng luật, doanh nghiệp và tập đoàn lớn. Nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến các công chứng hay thụ tục.

Hay có thể làm tư vấn pháp luật tại các văn phòng pháp tý tư nhân. Những tố chất giúp em biết được minh hợp với nghề luật sư.

Có khả năng tư duy phản biện tốt. Là một luật sư không thể kể đến khả năng tư duy để có thể liên kết logic các điều luật. Đồng thời cần phải có tố chất phản biện để bảo vệ chính kiến và lập luận của mình.

Thích nghiên cứu chuyên sâu. Vì mỗi loại luận pháp có rất nhiều quy định và được sửa đổi liên tục. Để tìm hiểu rõ về các điều khoản thì đòi hỏi người học phải thích nghiên cứu sâu.

Nhằm đáp ứng vốn kiến thực đầy đủ, chặt chẽ về luật. Tránh có lỗ hỏng hay sai sót khi làm việc tại quan tòa hay tư vấn.

Công bằng minh bạch. Làm luật sư nhưng không có phẩm chất công bằng minh bạch thì không nên làm nghề. Luật pháp đưa ra dựa theo sự đồng tình của cả xã hội nhằm giải quyết tranh chấp cũng như đảm bảo an ninh và công bằng cho xã hội.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề Luật sư

Đây là loại bảo hiểm bắt buộc dành cho Luật sư, theo Khoản 17 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định: “Tổ chức hành nghề Luật sư có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm”.

Các tổ chức hành nghề Luật sư bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm Luật sư cho Luật sư của tổ chức mình thông qua hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm này như công cụ bảo vệ Luật sư khi cần thiết, nó có vai trò như sau:

Khả năng bồi thường được thiệt hại cho người bị hại khi tham gia bảo hiểm:

Khi có hậu quả nghiêm trọng xảy ra và có thể vượt qua khả năng chi trả của các Luật sư, bảo hiểm trách nhiệm nghề Luật sư được xem là một giải pháp hỗ trợ phòng ngừa các rủi ro và kịp thời bồi thường đủ các mức tài chính của bên bị thiệt hại.

Trách nhiệm bảo vệ cho Luật sư, các tổ chức hành nghề Luật sư trong quá trình hành nghề thông qua việc bù đắp tài chính.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về văn phòng luật sư. Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu về văn phòng luật sư và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775