Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định quan trọng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 và cũng là một trong những vấn đề pháp lý mà chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống.
Vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu như thế nào?
Căn cứ phát sinh và nguyên tắc bồi thường được pháp luật hiện hành quy định ra sao?
Để mọi người có được sự nhìn nhận rõ ràng, đầy đủ về vấn đề này, Tư vấn luật sẽ có bài phân tích các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa trên các quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự của bên có lỗi (cố ý hoặc vô ý) gây hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, gây hại đến danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác.
Khác với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, là khi có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác tức là thiệt hại xảy ra phát sinh từ hành vi vi phạm của các bên trong hợp đồng.
Còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bất cứ chủ thể nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 đó là:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Từ quy định trên có thể thấy căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là hành vi xâm phạm gây thiệt hại của người gây thiệt hại. Vậy có thể rút ra các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ quy định của pháp luật như sau:
Thứ nhất, có thiệt hại thực tế xảy ra (trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên bị thiệt hại).
Cá nhân có hành vi xâm phạm nhưng không gây thiệt hại thì không phải bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Khi một cá nhân có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại có thể do lỗi cố ý hoặc vô ý nhưng vẫn đều bị coi là đã có hành vi vi phạm pháp luật.
Bản chất của quy định này đó là khi bên gây thiệt hại gây ra thiệt hại mà không thuộc vào các trường hợp loại trừ của pháp luật (ví dụ như sự kiện bất khả kháng, lỗi hoàn do bên bị thiệt hại) thì đều là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 và đều phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Chính vì vậy, hành vi trái pháp luật được coi là một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4.Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Từ quy định trên có thể rút ra các nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
Thứ nhất, bồi thường toàn bộ và kịp thời thiệt hại.
Khi có thiệt hại xảy ra bên gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ các thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
Bên cạnh đó, để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, tòa án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định.
Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.
Bên bị thiệt hại phải chứng minh được thiệt hại và thông báo cho bên gây thiệt hại (Ví dụ: tiền lương/tiền công 1 ngày 200.000 đồng x 30 ngày của người bị thiệt hại do phải nghỉ làm; viện phí sau khi đã trừ Bảo hiểm y tế; hóa đơn sửa chữa tài sản bị thiệt hại; …).
Trên thực tế vẫn có những trường hợp rất khó để chứng minh được thiệt hại thực tế (Ví dụ: người bị thiệt hại phải nghỉ học, việc phải nghỉ học dẫn đến việc người đó bị mất kiến thức, với thiệt hại như vậy sẽ rất khó để chứng minh phí tổn là bao nhiêu), trong trường hợp như vậy các bên sẽ tự thỏa thuận về thiệt hại thực tế để quy ra trách nhiệm bồi thường.
Thứ hai, các bên được tự do thỏa thuận về mức bồi thường; hình thức bồi thường (có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật hoặc bằng việc thực hiện một công việc cụ thể); phương thức bồi thường (bên gây thiệt hại có thể bồi thường trong cùng 1 lần hoặc chia ra nhiều lần miễn đảm bảo bồi thường đúng và đủ mức bồi thường đã thỏa thuận).
Thứ ba, điều kiện được giảm mức bồi thường. Pháp luật cho phép giảm mức bồi thường cho bên gây thiệt hại trong một trong các trường hợp sau:
Bên gây thiệt hại không có lỗi.
Bên gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Ngoài hai trường hợp trên, bên gây thiệt hại không được giảm mức bồi thường thiệt hại.
Thứ tư, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Mức trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không còn phù hợp với thực tế là do:
Có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội;
Sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó;
Hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại
… cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại.
Thứ năm, bên gây thiệt hại chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong trường hợp thiệt hại xảy ra có cả do lỗi của bên bị thiệt hại.
Thứ sáu, không phải bồi thường thiệt hại nếu thiệt hại xảy ra do bên bị thiệt hại không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Luật dân sự 2015
Trách nhiệm bồi thường về vật chất
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về vật chất là các trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại đối với các thiệt hại về tài sản; sức khỏe; tính mạng; danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường về vật chất được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Đối với thiệt hại về tài sản bao gồm:
Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
Thiệt hại khác do luật quy định.
Đối với thiệt hại về sức khỏe bao gồm:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
Thiệt hại khác do luật quy định.
Đối với thiệt hại về tính mạng bao gồm:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
Thiệt hại khác do luật quy định.
Đối với thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín bao gồm:
Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
Thiệt hại khác do luật quy định.
Trách nhiệm bồi thường về tinh thần
Trách nhiệm bồi thường về tinh thần là trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người gánh chịu thiệt hại hoặc cho người thân của họ tùy vào các loại thiệt hại do pháp luật quy định.
Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, như sau:
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Như vậy, một số trường hợp sau đây, người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Sự kiện bất khả kháng;
Phòng vệ chính đáng;
Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;
Các bên có thỏa thuận khác.
Lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Lỗi trong căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Lỗi không phải là căn cứ độc lập phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Vì trong hành vi trái pháp luật thông thường đã có lỗi của người thực hiện hành vi.
Như vậy, để xác định được lỗi trong bồi thường thiệt hại phải xác định được đủ 3 yếu tố để làm căn cứ xác định lỗi theo Bộ luật dân sự 2015.
Và lỗi của người vi phạm là một trong những điều kiện có thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt thiệt hại chứ không phải là yếu tố bắt buộc.
Lỗi trong căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo 6 nguyên tắc như đã trình bày phía trên.
Tuy nhiên để đảm bảo tính khả thi của bản án, quyết định của tòa án, phù hợp với những điều kiện thực tế của các đương sự trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tại khoản 2, 3,4,5 Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm dân sự cụ thể:
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Mức bồi đắp tổn thất về tinh thần do pháp luật quy định
Mức bồi đắp tổn thất về tinh thần do các bên tự thỏa thuận, trong trường hợp không thỏa thuận được sẽ dựa theo quy định của pháp luật.
Pháp luật quy định mức bồi đắp tổn thất về tinh thần tính dựa theo mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở do Nhà nước quy định hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.
Mức bồi thường về vật chất
Mức bồi thường về vật chất sẽ căn cứ vào những thiệt hại sảy ra trên thực tế, ví dụ như:
Tai nạn xe gây thiệt hại về xe và chi phí để sửa chữa xe là 10.000.000 đồng thì bên có hành vi trái pháp luật và gây ra thiệt hại phải bồi thường số tiến 10 triệu này.
Số tiền này được hiểu là trách nhiệm vật chất trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Những trường hợp phải bồi thường về vật chất thì bên yêu cầu bồi thường phải chứng minh được những thiệt hại sảy ra trên thực tế, khi chứng minh được những thiệt hại thực tế sảy ra (thiệt hại về sức khỏe – tiền viện phí; thiệt hại về tài sản; chi phí mai táng, chi phí cấp dưỡng…) thì bên có hành vi trái pháp luật gây hậu quả phải bồi thường những khoản thiệt hại mà bên yêu cầu bồi thường chứng minh được.
Những thiệt hại này phải chứng minh thông qua hóa đơn chứng từ hoặc việc xác minh trên thực tế.
Nếu bên yêu cầu bồi thường không có đủ căn cứ chứng minh các khoản bị thiệt hại thì sẽ không đủ căn cứ để yêu cầu bồi thường, khi đó các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau về mức bồi thường đối với những thiệt hại sảy ra.
Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được với nhau thì có thể lựa chọn tòa án là nơi giải quyết tranh chấp này, khi đó tòa sẽ căn cứ vào những thiệt hại thực tế xảy ra, căn cứ vào chi phí, giá cả tại thị trường ở thời điểm đó để đưa ra quyết định yêu cầu bên phải bồi thường thực hiện theo.
Cơ sở pháp lý
Bộ luật Dân sự 2015
Trên đây là toàn bộ lời tư vấn về căn cứ phát sinh và nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Hình thức tư vấn Tư vấn phong phú tại Tư Vấn Luật
Tư vấn qua tổng đài
Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Tư Vấn Luật làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.
Cách kết nối Tổng đài Tư Vấn Luật
Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài
Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn , khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào
Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;
Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan
Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)
Thời gian làm việc của Tổng đài Tư Vấn Luật
Thời gian làm việc của Tổng đài Tư Vấn Luật như sau:
Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần
Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 1h chiều đến 9h tối
Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành
Hướng dẫn Tư Vấn Luật tổng đài:
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi số nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia chuyên môn về Bảo hiểm Thai sản.
Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Tư Vấn Luật sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.
Tư vấn qua email
Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Tư Vấn Luật bạn sẽ được:
Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!
Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.
Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải
Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!
Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.
Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!
Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!
Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng
Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!
Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!
Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Tư Vấn Luật trong giờ hành chính.
Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn:
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!
Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.
Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Tư Vấn Luật mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.
Tư Vấn Luật sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:
Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi: (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!
Tư Vấn Luật cam kết bảo mật thông tin của khách hàng
Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Tư Vấn Luật sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.
Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.
Với năng lực pháp lý của mình, Tư Vấn Luật cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!
Tư Vấn Luật cung cấp dịch vụ tư vấn luật hàng đầu Việt Nam
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty Tư Vấn Luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Mọi thắc mắc của bạn liên quan tới vấn đề trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng hoặc cần tư vấn về bồi thường, hợp đồng hay muốn sử dụng các dịch vụ về dân sự, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua HOTLINE của Tư vấn luật để được hỗ trợ cụ thể.