Các loại giấy phép

Thủ tục xin visa làm việc cho người nước ngoài

Thủ tục để người nước ngoài có được visa làm việc tại Việt Nam dài hạn, thì doanh nghiệp tại Việt Nam nộp hồ sơ bảo lãnh xin công văn nhập cảnh với cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam trước khi họ vào Việt Nam. Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu về thủ tục xin visa làm việc cho người nước ngoài theo quy định pháp luật qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý:

Luật số 47/2014/QH2013 – Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 

Thông tư số  04/2015/TT-BCA quy định chi tiết về mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về quản lý người lao động nước ngoài, cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Visa là gì?

Visa còn được gọi là thị thực hoặc thị thực nhập cảnh, là giấy chứng nhận của Chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào nước của họ trong khoảng thời gian nhất định.

Visa có thể được cấp trực tiếp hoặc thông qua đại sứ quán, lãnh sự quán của quốc gia đó. Đôi khi, có thể thông qua một công ty du lịch, cơ quan chuyên môn có sự cho phép của quốc gia phát hành. Thủ tục cấp visa sẽ có những quy định riêng tùy vào mỗi nước hoặc vùng lãnh thổ. Ngoài ra, cũng có một số quốc gia không đòi hỏi visa trong một số trường hợp nhất định.

Các loại Visa phổ biến:

– Visa Du Lịch (ký hiệu DL): đây là diện visa nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch, tham quan thời gian lưu trú tối đa 3 tháng, số lần nhập cảnh còn phụ thuộc vào loại visa người nước ngoài được cấp, trường hợp người nước ngoài mang quốc tịch Mỹ thời hạn visa có thể lên đến 1 năm.

– Visa Công Tác: được cấp cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích làm việc, đào tạo kỹ thuật với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thời hạn tối đa của loại này là 1 năm. Ký hiệu của loại visa này là DN. 

– Visa lao động (ký hiệu LĐ): loại visa này được cấp cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc. Để xin được loại visa này, người nước ngoài phải có Giấy phép lao động.

– Visa Thăm Thân (Ký hiệu TT): người nước ngoài có người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con)  là người mang quốc tịch Việt Nam sẽ xin loại visa này với mục đích thăm thân. Điều kiện đầu tiên để xin loại visa này, người nước ngoài phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ, và thời hạn tối đa được cấp của visa thăm thân là 1 năm.

Visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Visa lao động là một trong những loại visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 

Theo quy định của Luật xuất nhập cảnh, visa này có một số đặc điểm sau:

– Cấp cho người nước ngoài nhập cảnh và tạm trú tại Việt Nam để lao động, làm việc.

– Là visa dài hạn, thời hạn tối đa 12 tháng.

– Có thể chuyển đổi thành thẻ tạm trú thời hạn 2 năm.

– Có thể được gia hạn.

Các loại visa lao động

Từ năm 2020, visa lao động được chia làm 2 loại:

– Visa LĐ1

Cấp cho người nước ngoài có Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động (còn gọi là Miễn giấy phép lao động)

Họ thường là Nhà quản lý, Giám đốc điều hành, Chuyên gia, Lao động kỹ thuật làm việc theo hình thức Di chuyển nội bộ.

– Visa LĐ2

Là loại visa cấp cho người nước ngoài có Giấy phép lao động.

Họ thường là Nhà quản lý, Giám đốc điều hành, Chuyên gia, Lao động kỹ thuật làm việc theo hình thức Hợp đồng lao động.

Điều kiện xin visa lao động Việt Nam

– Có Giấy phép lao động hoặc Giấy xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ (gọi tắt là Miễn giấy phép lao đông).

– Hộ chiếu còn thời hạn theo quy định.

– Không thuộc trường hợp cấm nhập cảnh hoặc bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Thủ tục xin visa làm việc cho người nước ngoài tại Việt Nam hiện nay có 3 cách.

Cụ thể:

Cách 1: Xin cấp visa Việt Nam trực tiếp tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của Việt Nam ở nước ngoài

Theo đó, người nước ngoài có thể tự xin visa Việt Nam trực tiếp ở quốc gia mà họ đang sinh sống tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam. Đối với cách này, người nước ngoài phải tự làm các thủ tục xin visa Việt Nam, bao gồm chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Việt Nam, thanh toán lệ phí dán visa, sau đó đợi kết quả visa từ đại sứ quán.

Tuy nhiên, đối với cách làm này, nếu người nước ngoài không ở gần đại sứ quán Việt Nam sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như chi phí di chuyển nhưng đây lại là cách xin visa đảm bảo sự an toàn cao, có thể xin visa Việt Nam thành công.

Cách 2: Làm thủ tục xin cấp visa Việt Nam bằng cách xin công văn nhập cảnh thông qua công ty hoặc tổ chức ở Việt Nam, hay còn gọi là “Pre-Visa Approval Letter”

Bạn có thể làm thủ tục xin cấp visa Việt Nam thông qua các tổ chức, doanh nghiệp có đăng ký và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để làm hồ sơ bảo lãnh xin visa cho người nước ngoài với cơ quan xuất nhập cảnh trước khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Hình thức xin visa này khá phổ biến hiện nay, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như đảm bảo thuận lợi cho khách hàng khi ở Việt Nam.

Thực hiện thủ tục xin visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thông qua tổ chức, doanh nghiệp có đăng ký và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để làm hồ sơ bảo lãnh xin visa Việt Nam cho người nước ngoài với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trước khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đang phổ biến hiện nay.

Hình thức xin visa này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, mang lại sự thuận lợi và nhanh chóng cho người nước ngoài đến Việt Nam làm việc.

Hình thức này còn gọi là xin công văn nhập cảnh “Pre-Visa Approval Letter”, là văn bản do Cục quản lý xuất nhập cảnh chấp thuận và đồng ý bằng văn bản cho phép người nước ngoài dễ dàng chọn lựa nơi mình muốn nhận visa Việt Nam và được phép nhập cảnh Việt Nam với các mục đích khác nhau như du lịch, thăm thân nhân, làm việc, thương mại, đầu tư, lao động tại Việt Nam.

Nội dung của công văn nhập cảnh được Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh duyệt bao gồm: thông tin về cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mời bảo lãnh người nước ngoài, thông tin cá nhân của người nước ngoài, thời hạn nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam và địa điểm nhận thị thực visa Việt Nam.

Cách 3: Thực hiện thủ tục xin cấp visa Việt Nam thông qua visa điện tử (E-visa)

Visa điện tử do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài qua hệ thống giao dịch điện tử. Thời hạn visa điện tử Việt Nam là không quá 30 ngày và có giá trị một lần.

Người nước ngoài đang ở nước ngoài, có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam có thể trực tiếp thực hiện thủ tục xin visa Việt Nam điện tử. Phí cấp thị thực điện tử được nộp qua cổng thanh toán điện tử do Cục Quản lý xuất nhập cảnh quy định.

Lưu ý: Lệ phí cấp thị thực điện tử và lệ phí thanh toán điện tử không được hoàn trả trong trường hợp người đề nghị không được cấp thị thực.

thủ tục xin visa làm việc cho người nước ngoài

thủ tục xin visa làm việc cho người nước ngoài

Quy định gia hạn visa cho người nước ngoài

Hồ sơ gia hạn visa cho người nước ngoài

+ Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5).

b) Hộ chiếu

c) Giấy tờ chứng minh thuộc diện xem xét cấp thẻ tạm trú là một trong các loại giấy tờ như: Giấy phép lao động/ Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động/ Giấy chứng nhận đầu tư; chứng nhận đăng ký kết hôn/ Giấy khai sinh/ Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình…

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài

Thủ tục xin gia hạn visa tại Việt Nam quý khách chỉ cần thực hiện 3 bước dưới đây:

Bước 1: Gửi bản chụp trang hộ chiếu và trang có chứa visa còn giá trị cho chúng tôi sẽ kiểm tra và thông báo cho quý khách biết visa đó có thể gia hạn được hay không. 

Bước 2: Gửi hộ chiếu gốc của du khách đó đến địa chỉ văn phòng của chúng tôi tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh, và thanh toán phí gia hạn.

Bước 3: Nhận lại hộ chiếu kèm theo visa gia hạn trong vòng 8 ngày làm việc nếu xử lý thường hoặc 4 ngày làm việc nếu xử lý khẩn.

Lệ phí gia hạn visa cho người nước ngoài

– Cấp thị thực có giá trị một lần: 25 USD

– Cấp thị thực có giá trị nhiều:

+ Loại có giá trị đến 03 tháng: 50USD

+ Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng: 95 USD

+ Loại có giá trị trên 06 tháng đến 01 năm: 135 USD

+ Loại có giá trị trên 01 năm đến 02 năm: 145 USD

+ Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm: 155 USD

– Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn): 25USD

– Chuyển ngang giá trị thị thực, thẻ tạm trú, thời hạn tạm trú còn giá trị từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới: 05 USD

– Chuyển ngang giá trị thị thực, thời hạn tạm trú còn giá trị từ thị thực rời cũ (đã hết chỗ đóng dấu: Kiểm chứng nhập cảnh, kiểm chứng xuất cảnh, chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú) sang thị thực rời mới.

Công văn xin gia hạn visa cho người nước ngoài

Công văn xin gia hạn visa cho người nước ngoài theo mẫu này sử dụng trong 2 trường hợp đó là trường hợp tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp bảo lãnh, mời người nước ngoài và trường hợp thân nhân bảo lãnh mời người nước ngoài với tất cả các loại visa DL, DN1, DN2, LĐ 1, LĐ 2, ĐT1, ĐT 2, TT, VR, DH ……..

Trường hợp doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức bảo lãnh xin cấp và gia hạn visa: Yêu cầu doanh nghiệp hoặc tổ chức bảo lãnh điền đầy đủ thông tin như biểu mẫu công văn. Trong trường hợp này bỏ trống phần thân nhân bảo lãnh. 

Trường hợp thân nhân bảo lãnh xin cấp và gia hạn visa. Điền đầy đủ thông tin của người bảo lãnh, người mời. Lưu ý trường hợp này bỏ trống phần cơ quan, tổ chức

Xử lý người nước ngoài hết hạn visa

Theo Luật xuất nhập cảnh Việt Nam và thông tư 167 quy định mức xử phạt như sau:

Hết hạn, quá hạn visa từ 1 – 10 ngày: 1.250.000 VNĐ

Quá hạn visa 1 tháng: 4.000.000 VNĐ

Quá hạn visa trên 1 -3 tháng: 10.000.000 VNĐ

Quá hạn visa từ 3 tháng trở lên: mức phạt từ 16.000.000 VNĐ

Vi phạm từ 8 tháng trở lên mức phạt nặng từ vài chục triệu.

Sau 15 ngày quá hạn, hồ sơ có thể vào danh sách đen.

Người nước ngoài tùy thuộc vào thời gian quá hạn ngắn hay dài lâu mà sẽ có các hình thức xử phạt quá hạn visa được áp dụng khác nhau. Sau khi nộp phạt hành chính với phí phạt quá hạn visa tương đương với số ngày để hết hạn như trên, trường hợp nhẹ thì được tiếp tục gia hạn visa ở lại, trường hợp vi phạm nặng hơn thì bị buộc xuất cảnh, trục xuất, cấm nhập cảnh trở lại có thời hạn hoặc vĩnh viễn, hồ sơ vào danh sách đen.

Dịch vụ làm visa

Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế đang phát triển, đó là lý do nước ta ngày càng thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài vào hợp tác, đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, để đặt chân đến Việt Nam, người nước ngoài cần phải sở hữu một chiếc visa doanh nghiệp.

Nhiều người đã gặp không ít khó khăn, bất tiện trong việc hoàn thành thủ tục xin visa. Thế nhưng hiện tại, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi Luật Rong Ba sẽ là cánh tay đắc lực cho bạn.

Luật Rong Ba có trên 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ làm visa Việt Nam. Chúng tôi đã giúp không ít người nước ngoài xuất nhập cảnh, xin visa du lịch, thăm thân, công tác, doanh nghiệp, du học, lao động,… cho người nước ngoài vào Việt Nam.

Khi đăng ký dịch vụ này, Luật Rong Ba sẽ giúp bạn hoàn thành hồ sơ xin thị thực một cách nhanh chóng với thủ tục tối giản nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Vừa rồi là những chia sẻ về “thủ tục xin visa làm việc cho người nước ngoài”, hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn. Cuối cùng, Luật Rong Ba xin chúc bạn có thể xin visa vào Việt Nam một cách dễ dàng, thuận tiện nhất.

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775