Vấn đề quy định về bồi thường thiệt hại luôn là một trong những vấn đề quan trọng trong các vụ án dân sự. Là một công ty Luật có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực dân sự, Tư vấn luật với đội ngũ Luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực dân sự sẽ đưa ra cho quý khách những tư vấn hữu ích về quy định về bồi thường thiệt hại.
Cơ sở pháp lý
Luật dân sự 2015
Khái niệm bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là Hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chỉ phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại.
Pháp luật dân sự quy định hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây ra thiệt hại có lỗi.
Khi nào phải bồi thường thiệt hại?
Theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự hiện hành, khi quyền dân sự của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm thì có thể yêu cầu các bên có liên quan phải bồi thường thiệt hại.
Không chỉ vậy, Điều 584 Bộ luật trên cũng nêu rõ, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường là khi có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản… mà gây thiệt hại.
Như vậy, có thể hiểu, một người chỉ phải bồi thường thiệt hại khi:
Có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác;
Có thiệt hại xảy ra.
Đặc biệt: Nếu do sự kiện bất khả kháng hoặc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì không phải bồi thường. Nếu tài sản gây thiệt hại thì người có trách nhiệm bồi thường là chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản đó.
Như vậy, một người chỉ phải bồi thường khi có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác và có thiệt hại thực tế xảy ra.
Quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo Bộ luật dân sự 2015
Dựa vào quy định tại Điều 585, Bộ luật dân sự năm 2015 về quy định bồi thường thiệt hại như sau:
“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”
Tư vấn nguyên tắc về bồi thường thiệt hại theo Bộ luật dân sự năm 2015
Bồi thường thiệt hại dân sự được quy điịnh tại điều 585 BLDS năm 2015. Nội dung của điều luật này đã khái quát các nguyên tắc của bồi thường thiệt hại dân sự.
Khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 khẳng định “thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ”. khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 vẫn khẳng định, nguyên tắc chung là bồi thường toàn bộ và kịp thời, tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức và phương thức bồi thường.nhận quyền sở hữu nhà ở của người khác (hiện nay không được coi là tài sản).
Đối với trường hợp như vừa nêu, nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế buộc phải chấp nhận những thiệt hại phát sinh từ hành vi xâm phạm trên mặc dù chưa được văn bản dự liệu.
Khoản 2 Điều 585 BLDS 2015 khẳng định “ Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình”.
Nếu như người chịu trách nhiệm bồi thường được xem xét để giảm mức bồi thường do lỗi vô ý thì không có lý do gì để những người phải bồi thường thiệt hại trong khi mình không có lỗi (ví dụ trong trường hợp họ không phải người gây thiệt hại hoặc trong trường hợp tài sản gây thiệt hại) lại không được hưởng quyền này từ Nhà nước.
Những người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không có lỗi cần được xem xét mức giảm nhiều hơn hoặc chí ít cũng bằng mức giảm dành cho người có lỗi vô ý.
Khoản 4 Điều 585 BLDS 2015 “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra”.
Điều này được nằm trong phần quy định chung về nguyên tắc bồi thường là điểm mới so với BLDS 2005 (trước đây được nằm ở phần riêng nên đã nảy sinh các vấn đề về trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra bên cạnh trường hợp do người gây ra). Rõ ràng vì nếu thiệt hại do lỗi của chính mình gây ra thì không thể đòi người khác bồi thường.
Về nghĩa vụ hạn chế tổn thất, thực ra người bị thiệt hại không thể để thiệt hại trầm trọng hơn khi họ có thể hạn chế được, người bị xâm phạm có khả năng hạn chế thiệt hại mà không hạn chế thiệt hại là không “thiện chí”, khi có thể hạn chế thiệt hại mà người bị thiệt hại không hạn chế thì họ không xứng đáng được bồi thường đối với khoản thiệt hại đáng ra được hạn chế.
Do đó, tại Khoản 5 Điều 585 BLDS 2015 khẳng định “Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình”.
Nguyên tắc này được đề ra nhằm đảm bảo công bằng cho người chịu trách nhiệm bồi thường, đảm bảo cho họ không phải bồi thường những thiệt hại phát sinh do lỗi của chính bên bị thiệt hại.
Còn đối với nguyên tắc yêu cầu người gây thiệt hại phải có nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế tổn thất, đây là một quy định mới, tiến bộ được bổ sung vào BLDS 2015.
Nguyên tắc này đòi hỏi bên bị thiệt hại, trong khả năng và điều kiện của mình, cần có thái độ tích cực và thiện chí trong việc không để thiệt hại xảy ra trầm trọng hơn.
Nếu không có hành động này, họ sẽ không được bồi thường.
Quy định này không chỉ đảm bảo quyền lợi cho bên phải bồi thường mà còn bảo vệ quyền lợi cho chính người bị thiệt hai, đồng thời, hướng đến việc hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho những chủ thể khác, cho xã hội có thể phát sinh từ những thiệt hại này.
Mức bồi thường thiệt hại theo quy định mới nhất từ 01/7/2020
Cũng theo Bộ luật Dân sự, một người phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Trong đó, mức bồi thường phải căn cứ vào thiệt hại thực tế xảy ra. Và thiệt hại này phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Về cách thức và số lần bồi thường thiệt hại, các bên có thể thỏa thuận. Cơ quan có thẩm quyền sẽ công nhận sự thỏa thuận của các bên.
Không chỉ vậy, ngoài mức bồi thường thực tế thì khi bị thiệt hại, người gây ra phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần.
Trong đó, mức bồi thường thiệt hại bù đắp do các thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ bị ấn định:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở;
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở;
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín; mồ mả bị xâm phạm: Tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở;
Thiệt hại do thi thể bị xâm phạm: Tối đa không quá 30 lần mức lương cơ sở;
Từ năm 2020 trở đi bồi thường thiệt hại sẽ tiếp tục tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Như vậy, khi lương cơ sở tăng thì mức tiền bồi thường thiệt hại cũng tăng mạnh, cụ thể:
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Mức bù đắp tổn thất tinh thần do thiệt hại về |
Hiện nay (mức lương cơ sở = 1,49) |
Từ 01/7/2020 (mức lương cơ sở = 1,6) |
1 |
Sức khỏe |
74,5 |
80 |
2 |
Tính mạng |
149 |
160 |
3 |
Danh dự, nhân phẩm, uy tín |
14,9 |
16 |
4 |
Xâm phạm thi thể |
44,7 |
48 |
5 |
Xâm phạm mồ mả |
14,9 |
16 |
Căn cứ bảng trên, có thể thấy khi mức lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng thì mức bồi thường cũng tăng theo.
Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
Khi thiệt hại xảy ra, người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại theo thực tế. Các bên có thể thỏa thuận về mức, hình thức và thời gian bồi thường. Vậy có trường hợp nào gây thiệt hại nhưng không phải bồi thường không?
4 trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015).
Nội dung của hợp đồng phải gồm: Đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng…
quy định về bồi thường thiệt hại
Theo đó, việc yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong những nội dung quan trọng mà các bên thực hiện hợp đồng phải hết sức lưu ý.
Đáng lưu ý, không phải mọi trường hợp vi phạm hợp đồng, bên vi phạm đều phải bồi thường thiệt hại. Cụ thể, nếu yêu cầu hủy bỏ hợp đồng, trong một số trường hợp sau đây, người vi phạm hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại:
Do thỏa thuận của hai bên: Do hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nên nếu các bên thỏa thuận thì có thể bên vi phạm nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại. Đồng thời, việc vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên thỏa thuận thì không phải bồi thường thiệt hại;
Do một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng: Theo Điều 363 BLDS, một bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Do đó, nếu hợp đồng bị hủy bỏ vì một bên vi phạm nghĩa vụ thì bên còn lại sẽ không phải bồi thường thiệt hại;
Đồng thời, việc vi phạm nghiêm trọng được coi là không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên, đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Do sự kiện bất khả kháng: Theo Điều 351 BLDS, bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự trừ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong đó, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép: Dịch bệnh, thiên tai…
Trường hợp khác do Luật quy định;
Như vậy, hiện có 04 trường hợp, hủy bỏ hợp đồng có thể không phải bồi thường thiệt hại.
Khi nào không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Bên cạnh những trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thì BLDS cũng quy định nhiều trường hợp không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường (Theo khoản 1 Điều 584 BLDS).
Về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 2 Điều này nêu rõ:
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại trừ có thỏa thuận khác hoặc Luật có quy định khác
Như vậy, một số trường hợp sau đây, người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Do phòng vệ chính đáng;
Do sự kiện bất khả kháng;
Như vậy, một số trường hợp sau đây, người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Do phòng vệ chính đáng;
Do sự kiện bất khả kháng;
Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;
Các bên có thỏa thuận khác…
Đáng chú ý: Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Hình thức tư vấn Tư vấn phong phú tại Luật Rong Ba
Tư vấn qua tổng đài
Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Luật Rong Ba làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.
Cách kết nối Tổng đài Luật Rong Ba
Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài
Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn , khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào
Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;
Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan
Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)
Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Rong Ba
Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Rong Ba như sau:
Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần
Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 1h chiều đến 9h tối
Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành
Hướng dẫn Luật Rong Ba tổng đài:
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi số nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia chuyên môn về Bảo hiểm Thai sản.
Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Luật Rong Ba sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.
Tư vấn qua email
Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Luật Rong Ba bạn sẽ được:
Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!
Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.
Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải
Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!
Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.
Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!
Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!
Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng
Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!
Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!
Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Luật Rong Ba trong giờ hành chính.
Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn:
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!
Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.
Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Luật Rong Ba mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.
Luật Rong Ba sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:
Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi: (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!
Luật Rong Ba cam kết bảo mật thông tin của khách hàng
Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Luật Rong Ba sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.
Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.
Với năng lực pháp lý của mình, Luật Rong Ba cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!
Luật Rong Ba cung cấp dịch vụ tư vấn luật hàng đầu Việt Nam
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty Tư Vấn Luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Trên đây là bài viết tổng hợp toàn bộ thông tin liên quan đến quy định về bồi thường thiệt hại. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch tư vấn liên đới bồi thường thiệt hại của chúng tôi, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline để được hướng dẫn và hôc trợ tốt nhất!