Các loại giấy phép

Kinh doanh phòng khám

Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu làm đẹp của mọi người tăng cao, kéo theo đó là việc làm đẹp răng cũng được nhiều người quan tâm, bởi chỉ cần thay đổi nụ cười là bạn đã đủ tự tin và hạnh phúc. Do đó ngày càng nhiều các phòng khám nha khoa được thành lập để đáp ứng nhu cầu này.

Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu về kinh doanh phòng khám theo quy định pháp luật qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Điều kiện kinh doanh phòng khám nha khoa

Theo quy định, Phòng khám nha khoa là phòng khám chuyên khoa. Do đóa, các chủ đầu tư khi muốn mở phòng khám nha khoa phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 25 Thông tư 40/2011/TT-BYT.

Điều kiện để mở phòng khám nha khoa bao gồm:

Cơ sở vật chất

Mỗi cơ sở kinh doanh phòng khám nha khoa cần phải được xây dựng tại một mặt bằng cố định, tách biệt với mọi hoạt động sinh hoạt của chủ đầu tư. Ngoài ra, phải có điều kiện ánh sáng đầy đủ, trần nhà chống bụi, tường và sàn nhà phải làm bằng chất liệu dễ vệ sinh và tẩy rửa.

Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất 10m2 và có nơi  tiếp người bệnh. Trừ buồng khám, chữa bệnh qua điện thoại, buồng tư vấn sức khỏe qua các thiết bị công nghệ thông tin.

Đặc biệt đối với các phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật tạo hình cần bố trí thêm phòng cho người bệnh có diện tích ít nhất 12m2; phòng khám phục hồi chức năng phải có diện tích ít nhất là 10m2;

Ngoài các điều kiện trên, tùy theo phạm vi hoạt động và chuyên môn đăng ký, phòng khám nha khoa còn phải đáp ứng thêm những điều kiện sau:

Có buồng thủ thuật với diện tích ít nhất là 10m2, bao gồm cả phòng kỹ thuật cấy ghép răng.

Có buồng thăm dò chức năng với diện tích ít nhất là 10m2.

Phòng khám nha khoa nếu có từ ba ghế khám răng trở lên thì diện tích cho mỗi ghế ít nhất là 5m2;

Phòng khám chuyên khoa nếu sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm thiết bị X-quang chụp răng) phải đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật về an toàn bức xạ.

Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật, buồng cắm Implant, buồng kế hoạch hóa gia đình;

Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

Về thiết bị y tế

Phòng khám nha khoa cần có đầy đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động về chuyên môn đã đăng ký;

Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;

Phòng tư vấn khám bệnh, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe không nhất thiết phải có thiết bị, dụng cụ y tế quy định tại Điểm a và b Khoản 2 , nhưng phải có đủ các thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông, phương tiện phù hợp với hoạt động tư vấn đã đăng ký.

 Về nhân sự

Người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của phòng khám nha khoa phải là bác sĩ có giấy phép hành nghề tương ứng với chuyên khoa mà phòng khám đã đăng ký và bắt buộc phải có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về chuyên ngành này từ 54 tháng trở lên.

Thông tin mã ngành về lĩnh vực kinh doanh nha khoa:

_ Kinh doanh nha khoa có mã ngành là 86202, lĩnh vực này bao gồm:

+ Kinh doanh nha khoa trong trạng thái chung hay đặc biệt như là: nha khoa dành cho trẻ em, khoa răng, khoa nghiên cứu về những bệnh răng miệng.

+ Việc hoạt động kinh doanh đối với những phòng khám nha khoa.

+ Các hoạt động về chăm sóc răng miệng, tư vấn.

+ Các hoạt động về việc phẫu thuật trong nha khoa.

+ Hoạt động đối với việc chỉnh lại răng.

_ Ngoại trừ việc sản xuất hàm răng giả, răng giả và những thiết bị của phòng nha khoa dùng để lắp răng giả. Tất cả sẽ thuộc vào ngành sản xuất dụng cụ, thiết bị nha khoa, y tế có mã là 32501.

Bộ hồ sơ và thủ tục làm giấy phép kinh doanh nha khoa như sau:

_ Thành phần bộ hồ sơ làm thủ tục giấy phép kinh doanh nha khoa gồm có:

+ Bản sao công chứng của Giấy CN đăng ký kinh doanh.

+ Đơn đề nghị cấp về giấy phép kinh doanh nha khoa.

+ Danh sách thống kê về các thiết bị y tế và cơ sở vật chất.

+ Bản sao công chứng của tất cả chứng chỉ hành nghề đối với những người đang làm việc. Bản danh sách của những người đăng ký hoạt động về nha khoa.

+ Phạm vi về chuyên môn đang dự định hoạt động.

+ Các tài liệu xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh là đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với tổ chức nhân sự, thiết bị y tế, cơ sở vật chất phù hợp đối với quy mô hoạt động.

+ Những bộ hồ sơ nhân sự đối với người đang làm việc trong phòng nha khoa. Tuy nhiên lại không có nằm trong diện bắt buộc có chứng chỉ về hành nghề.

_ Thực hiện nộp hồ sơ giấy phép kinh doanh nha khoa cho Sở Y tế của tỉnh. Khi đã tiếp nhận xong hồ sơ được hợp lệ, thì Sở Y tế sẽ tiến hành thẩm định. Sau đó sẽ có hướng dẫn cho bạn hoàn thiện bộ hồ sơ. Khi đã hoàn tất xong hồ sơ thì Sở y tế sẽ cử 01 đoàn thẩm định về cơ sở kinh doanh. Nếu cơ sở kinh doanh nha khoa đã đạt đầy đủ tiêu chuẩn hồ sơ và cơ sở vật chất hợp lệ, thì Sở Y tế sẽ thực hiện cấp giấy phép kinh doanh nha khoa cho bạn. Việc thẩm định có thể kéo dài trong thời gian là khoảng 90 ngày.

kinh doanh phòng khám

kinh doanh phòng khám

Chi phí mở phòng khám nha là bao nhiêu? 

Chi phí mở phòng khám nha bao gồm rất nhiều loại, từ chi phí đầu tư cố định khổng lồ ban đầu cho tới vô vàn khoản chi phí vận hành hàng ngày. Để quản lý chi phí này tốt nhất bạn nên chẻ nhỏ từng khoản một để quản lý sát sao và giảm bớt lãng phí. 

Chi phí tiền lương

Theo số liệu thống kê và tình hình thực tế, mức lương dành cho nhân sự là một trong các chi phí tốn kém nhất của phòng khám. Mức lương trung bình của một nha sĩ  ở phòng khám tư nhân ở khoảng 10 – 12 triệu khi mới ra nghề và lên tới 50-80 triệu tùy theo hiệu quả và cường độ công việc. Một phòng khám nha khoa cơ bản 3-5 ghế khám thường bao gồm lượng nhân sự như sau:

2 bác sĩ nha khoa – Quỹ lương 100-150 triệu/ tháng

2 trợ thủ – Quỹ lương 16-24 triệu/ tháng

2 lễ tân – Quỹ lương 6-8 triệu / tháng

1 kế toán – Quỹ lương 8-12 triệu/ tháng

Nói chung mức lương thưởng cho đội ngũ nhân sự phòng khám thường chiếm 25% chi phí phòng khám và nên khống chế ở mức tối đa là 30% tổng chi phí

Chi phí vật tư trang thiết bị

Chi phí vật tư trang thiết bị bao gồm chi phí mua các loại máy móc, thiết bị nha khoa cố định ban đầu và chi phí sử dụng các vật liệu nha khoa biến đổi hàng tháng.

Các loại máy móc cơ bản bao gồm:

Ghế khám, ghế răng

Máy nén khí, máy bơm để vận hành các công cụ làm sạch, máy khoan nha khoa, đèn trám, máy cạo vôi răng, máy khoan đặt trụ implant, máy hút phẫu thuật.

Các công nghệ hiện đại như máy khoan laser, hệ thống X-quang kỹ thuật số, mão răng đơn CEREC, sàng lọc ung thư miệng VELscope, thiết bị đo chiều dài ống tủy,máy quét laser và các dụng cụ nha khoa đi kèm

Dụng cụ tiệt trùng như máy sấy, lò hấp, tủ tiệt trùng…

Máy tính, Ipad

Theo khảo sát của DentalFlow, các phòng khám tư nhân vừa và nhỏ thường mua các thiết bị từ Hàn Quốc, Trung Quốc, hoặc trang thiết bị y tế được lắp ráp tại Việt Nam, hoặc thuê lại các máy móc công nghệ cao để giảm chi phí. Đây là hướng đầu tư phổ biến do máy móc mới nhập nguyên chiếc từ các nước G7 sẽ có giá rất cao, khấu hao chậm.

Chi phí biến đổi ở các vật tư đặt xưởng tiêu hao theo thủ thuật bao gồm mão răng, hàm duy trì, thun tách kẽ, sáp nha khoa…

Nếu được quản lý chặt chẽ và giảm bớt sai sót, lượng vật tư tiêu hao có thể giảm đáng kể từ đó tiết kiệm tương đối chi phí biến đổi vật tư hàng tháng

Chi phí mặt bằng

Dù là mua hay thuê thì phòng khám cũng phải sở hữu mặt bằng đủ lớn để thỏa mãn các điều kiện mở phòng khám nha như sau:

Địa điểm phòng khám rõ ràng, tách biệt với gia đình. 

Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phòng thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10 m2

Trường hợp phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt có hơn 01 ghế răng thì phải bảo đảm diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2

Đảm bảo có đầy đủ địa điểm, cơ sở vật chất để tiến hành khử trùng trong trường hợp có những dụng cụ y tế sử dụng lại.

Tùy theo giá cả thuê mặt bằng ở từng địa phương thì chi phí thuê mặt bằng nha khoa có thể dao động từ 10-80 triệu/ tháng.

Chi phí Marketing 

Trong hoàn cảnh các phòng khám cạnh tranh như hiện nay, chi phí Marketing nha khoa chiếm yếu tố sống còn, bao gồm:

Chi phí các chương trình khuyến mại (voucher, giảm giá)

Chi phí quảng cáo truyền thống ( tờ rơi, băng rôn, quảng cáo truyền hình địa phương)

Chi phí quảng cáo online: Facebook Ads , Google Ads , website, youtube, PR trên báo.

Chi phí marketing thông thường chiếm 25 – 50% tổng chi phí hàng tháng.

Chi phí khác

Ngoài ra những chi phí phát sinh bao gồm: bảo hiểm sơ suất, gia hạn giấy phép hành nghề nha khoa, phí hiệp hội nha khoa , chi phí giáo dục đào tạo… đều là chi phí hàng năm.

Phòng thí nghiệm nha khoa- Bảo hiểm- Giấy phép và các chi phí khác

Phí phòng thí nghiệm là một chi phí phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân mà một phòng khám có. vì lẽ đó, vô cùng khó để tính toán khoản chi hàng năm. tuy vậy, có thể ước lượng khoảng 10% thu nhập do việc kinh doanh đưa lại hàng năm của phòng khám nha khoa được phân bổ cho phí phòng thí nghiệm.

các khoản chi hành nghề nha khoa khác gồm có bảo hiểm sơ suất, gia hạn giấy phép hành nghề nha kho, phí hiệp hội nha khoa và bất kỳ khoản chi giáo dục thường hay xuyên nào cho nhân viên đều là khoản chi hàng năm.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về kinh doanh phòng khám. Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu về kinh doanh phòng khám và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775