Các việc làm trong xã hội ngày nay đều phải tuân thủ những quy định của pháp luật để tránh bị sai phạm gây mất trật tự xã hội. Mỗi lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh lại có những văn bản quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh.
Trong lĩnh vực doanh nghiệp, cùng với những quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp mà doanh nghiệp luôn phải chấp hành thì Điều lệ công ty là một trong những văn bản quan trọng nhất trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp.
Vậy điều lệ công ty là gì? Nó có vai trò gì và có những nguyên tắc ra sao? Đây là vấn đề rất cần được quan tâm bởi nó là một trong những điều kiện cần thiết khi bạn muốn thành lập doanh nghiệp.
Khái quát chung về điều lệ công ty
Điều lệ công ty là gì?
Khoản 1 Điều 24 Luật doanh nghiệp năm 2020, Điều lệ công ty bao gồm: Điều lệ khi đăng ký thành lập công ty và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
Như vậy, Điều lệ công ty là bản thỏa thuận giữa những người chủ sở hữu công ty với nhau, là sự cam kết, ràng buộc các thành viên trong một luật lệ chung, được soạn thảo căn cứ trên những khuôn mẫu chung của pháp luật, để ấn định các nguyên tắc về cách thức thành lập, quản lý, hoạt động và giải thể của doanh nghiệp.
Đặc điểm của Điều lệ công ty
Điều lệ công ty được xem như là bản hiến pháp của mỗi doanh nghiệp. Nếu Hiến pháp là luât cơ bản và quan trọng nhất của mỗi quốc gia thì Điều lệ công ty được xem là luật cơ bản nhất của doanh nghiệp.
Điều lệ công ty là căn cứ pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất khi có tranh chấp xảy ra, được đưa ra làm cơ sở để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và các vấn đề phát sinh của doanh nghiệp.
Điều lệ công ty do doanh nghiệp tự lập nên, có nội dung căn cứ theo các quy định về pháp luật doanh nghiệp và không được trái với các quy định pháp luật.
Điều lệ là bản cam kết của các thành viên công ty về việc thành lập công ty, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.
Việc xác lập, sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ Điều lệ của công ty phải thực hiện tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Tại sao cần có Điều lệ công ty?
Chúng ta có thể thấy rằng pháp luật đã thừa nhận vai trò quan trọng của Điều lệ công ty bởi khi đọc Luật Doanh nghiệp 2020, chắc hẳn bạn sẽ thấy được sự lặp đi lặp lại rất rất nhiều lần của các cụm từ như: “trong trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác thì…”, “trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác”, “do điều lệ công ty quy định”,… và nhiều các điều khoản khác có liên quan đến Điều lệ công ty.
Hầu hết trong các hoạt động của công ty và các tranh chấp phát sinh thì những quy định của Điều lệ công ty sẽ được ưu tiên áp dụng nếu nội dung đó của Điều lệ không trái với quy định của pháp luật. Những vai trò của
Điều lệ công ty cụ thể như sau:
Điều lệ công ty giúp cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty.
Điều này thể hiện qua việc nội dung Điều lệ công ty sẽ ghi nhận phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và đối với công ty hợp danh; ghi nhận số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
Đồng thời, Điều lệ còn quy định các nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế, phương án xử lý lỗ trong kinh doanh.
Tất cả những điều này nhằm giúp đảm bảo lợi ích cho các thành viên và qua đó, mỗi thành viên cũng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng của mình với công ty. Điều lệ chính là nơi các đối tượng liên quan tìm thấy quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Điều lệ công ty có chức năng tạo cơ chế vận hành cho công ty.
Điều lệ công ty sẽ quy định cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty để từ đó công ty có được hệ thống tổ chức chặt chẽ, có sự phân quyền rõ ràng sẽ khiến cho hoạt động của công ty thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều.
Những nội dung được quy định trong Điều lệ công ty sẽ tạo ra cơ chế vận hành, quản lý công ty, các thành viên của công ty theo đó phải tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của Điều lệ công ty, thúc đẩy sự hoạt động ổn định và phát triển cho công ty. Đó luôn là điều mong muốn của mỗi doanh nghiệp.
Điều lệ công ty làm căn cứ giải quyết tranh chấp nội bộ công ty
Tranh chấp nội bộ công ty là điều không thể tránh khỏi trong tiến trình hoạt động và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Bởi doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập nên từ nhiều chủ thế, có quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng đối với công ty.
Những tranh chấp này chỉ áp dụng theo Luật Doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan để giải quyết là chưa đủ và chưa tối ưu.
Vì pháp luật hay quy định chung chung cho các doanh nghiệp, mà mỗi doanh nghiệp lại là một tổ chức có những đặc thù riêng, có cơ chế hoạt động riêng, mỗi người chủ sở hữu lại có nghệ thuật kinh doanh và nguyên tắc lãnh đạo riêng. Điều lệ của công ty sẽ phần nào phản ánh được những điều đặc thù ấy.
Cho nên, phương thức, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ giữa các công ty là hoàn toàn không giống nhau, nếu mỗi công ty không có Điều lệ tổ chức và hoạt động riêng thì sẽ khó khăn hơn cho việc giải quyết mâu thuẩn khi có tranh chấp xảy ra.
Điều lệ sinh ra chính là căn cứ để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động, giúp quản lý ổn định.
Điều lệ công ty quy định những vấn đề cốt lõi của công ty để cho mọi đối tượng có thể tham khảo khi cần thiết.
Các thành viên, cổ đông công ty khi nhìn vào Điều lệ thì sẽ biết được quyền và nghĩa vụ của mình cũng như quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông khác.
Người không phải thành viên công ty khi đọc Điều lệ công ty có thể biết được công ty này đang làm gì, người đại diện theo pháp luật của công ty là ai, cơ cấu tổ chức ra sao, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông, thành viên như thế nào, quy định về góp vốn, về phương pháp tính thù lao, tiền lương, những nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ phát sinh,…
Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có bản dự thảo điều lệ công ty gửi lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty dự định đặt trụ sở chính. Trong điều lệ phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
điều lệ công ty là gì
Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi điều lệ được sửa đổi, bổ sung phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Nội dung của Điều lệ công ty
Điều lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau đây:
Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
Ngành, nghề kinh doanh;
Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;
Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
Cơ cấu tổ chức quản lý;
Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;
Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
Nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty
Để có thể soạn thảo nên một bản Điều lệ công ty hoàn chỉnh và phù hợp với quy định của pháp luật, doanh nghiệp buộc phải dựa theo nguyên tắc dưới đây:
Thứ nhất, Điều lệ phải đảm bảo có đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, không được trái với các quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Bộ luật dân sự, Luật Thương mại, pháp luật về thuế và kế toán,…
Thứ hai, khi soạn thảo Điều lệ phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, Điều lệ là một hợp đồng nhiều bên, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, các chủ sở hữu công ty, quy định về việc tổ chức, quản lý và hoạt đồng của doanh nghiệp.
Thứ ba, không được xâm phạm đến lợi ích của bên thứ ba.
Các loại hình doanh nghiệp cần có Điều lệ công ty
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 các loại hình doanh nghiệp sau phải xây dựng điều lệ, gồm:
Công ty cổ phần;
Công ty hợp danh;
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải có điều lệ.
Lưu ý khi xây dựng Điều lệ công ty
Mỗi công ty sẽ có một bản Điều lệ riêng phù hợp với cơ cấu tổ chức, tình hình thực tế của công ty mình, tránh các trường hợp sao chép điều lệ của công ty khác.
Điều lệ cần được soạn thảo dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận giữa các thành viên công ty, thông qua các cuộc họp và biểu quyết theo quy định, do người có quyền hạn ký xác nhận vào điều lệ.
Pháp luật trao cho doanh nghiệp quyền tự quyết trong việc xây dựng Điều lệ công ty, nhưng doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ sự tự do trong khuôn khổ, nghĩa là nội dung của Điều lệ công ty cần đáp ứng đủ theo quy định của pháp luật và đồng thời, các quy định đấy không được trái với pháp luật cũng như không xâm phạm quyền và lợi của các bên thứ ba khác.
Trên đây là những tư vấn của chsung tôi về những quy định của pháp luật hiện hành về điều lệ công ty là gì.
Tư vấn luật hy vọng rằng có thể giải đáp được câu hỏi điều lệ công ty là gì của quý khách và giúp quý khách có thể vận dụng những kiến thức trên để xây dựng cho doanh nghiệp bạn một bản Điều lệ chuẩn xác, phù hợp nhất.
Hình thức tư vấn Tư vấn phong phú tại Luật Rong Ba
Tư vấn qua tổng đài
Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Luật Rong Ba làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.
Cách kết nối Tổng đài Luật Rong Ba
Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài
Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn , khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào
Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;
Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan
Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)
Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Rong Ba
Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Rong Ba như sau:
Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần
Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 1h chiều đến 9h tối
Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành
Hướng dẫn Tư Vấn Luật tổng đài:
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi số nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia chuyên môn về Bảo hiểm Thai sản.
Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Luật Rong Ba sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.
Tư vấn qua email
Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Luật Rong Ba bạn sẽ được:
Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!
Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.
Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải
Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!
Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.
Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!
Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!
Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng
Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!
Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!
Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Luật Rong Ba trong giờ hành chính.
Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn:
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!
Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.
Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Luật Rong Ba mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.
Luật Rong Ba sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:
Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi: (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!
Luật Rong Ba cam kết bảo mật thông tin của khách hàng
Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Luật Rong Ba sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.
Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.
Với năng lực pháp lý của mình, Luật Rong Ba cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!
Luật Rong Ba cung cấp dịch vụ tư vấn luật hàng đầu Việt Nam
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty Tư Vấn Luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Luật Rong Ba!
Nếu muốn thành lập công ty và được luật sư tư vấn soạn thảo điều lệ chuẩn, chính xác theo quy định pháp lý, hãy liên hệ với Luật Rong Ba để được tư vấn.