Muốn kinh doanh thẩm mỹ viện hiệu quả, bạn cần lên kế hoạch chi tiết; chuẩn bị thật chu đáo ngay từ đầu. Việc này không quá khó với những người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nhưng nếu đây là lần đầu khởi nghiệp của bạn, cũng đừng quá lo lắng! Chỉ cần là theo những hướng dẫn dưới đây đảm bảo việc kinh doanh sẽ “thuận buồm xuôi gió”.
Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu về điều kiện mở thẩm mỹ viện theo quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
Mở thẩm mỹ viện cần giấy tờ gì?
Muốn mở thẩm mỹ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ quan trọng như: giấy phép kinh doanh (theo hình thức hộ cá thể hoặc doanh nghiệp); bằng cấp hoặc chứng chỉ nghề spa; giấy phép hành nghề chuyên môn. Cụ thể là:
Giấy phép đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Quận/ Huyện cấp cho hình thức kinh doanh theo hộ cá thể; do Sở kế hoạch và đầu tư cấp cho công ty; doanh nghiệp hoạt động kinh doanh spa. Tùy theo hình thức kinh doanh đã lựa chọn, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ khác nhau để làm hồ sơ đăng ký kinh doanh tại các cơ quan thẩm quyền.
Bằng cấp hoặc chứng chỉ nghề spa do Tổng cục dạy nghề cấp: Để có được bằng cấp hay chứng chỉ này, bạn buộc phải tham gia những khóa đào tạo ngắn hạn hoặc chuyên sâu. Nếu bạn chỉ là chủ đầu tư và không trực tiếp tham gia vào thực hiện các dịch vụ của spa, bạn có thể chỉ cần tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn.
Đặt tên thương hiệu và slogan cho thẩm mỹ viện
Tên thương hiệu đóng góp quan trọng trong việc giúp khách hàng nhớ tới thẩm mỹ viện của bạn. Nếu tên hấp dẫn thì costheer thu hút thêm những khách hàng mới. Nên đây là bước đầu quan trọng trước khi mở thẩm mỹ viên. Bạn cần liệt kê tên thương hiệu để tham khảo mọi người và ghi nhận những gợi ý, phản hồi. Chú ý đừng đặt tên thương hiệu quá dài, khó nhớ hay tên tiếng anh khó đọc.
Thoạt nhìn, hầu hết các chủ thẩm mỹ viện nhìn thấy slogan có vẻ đơn gian, không gì nổi bật, nên họ đã không tạo slogan cho riêng mình. Nhưng thực tế là những nội dung đã được đúc kết vào slogan và truyền tải những thông điệp. Nó mô tả ngắn gọn và súc tích về những gì bạn làm được để đáp ứng mong đợi của khách hàng. Hãy đảm bảo rằng trước khi mở thẩm mỹ viện bạn sẽ tạo ra slogan chất lượng và ấn tượng nhất.
Chuẩn bị cơ sở vật chất tiện nghi, đầy đủ
Muốn kinh doanh thẩm mỹ viện, bạn cũng cần chuẩn bị một nguồn tài chính đủ lớn để chuẩn bị một cơ sở vật chất tiện nghi; đầy đủ. Bạn cần lập kế hoạch tài chính rõ ràng cho các hạng mục như:
Thuê mặt bằng để mở spa
Thiết kế và thi công nội thất spa
Mua sắm trang thiết bị, máy móc thẩm mỹ
Cơ sở vật chất thể hiện sự chuyên nghiệp và đẳng cấp của một spa. Vì thế, ngay từ đầu bạn nên đầu tư bài bản. Tốt nhất bạn nên thuê một đơn vị thiết kế và thi công spa chuyên nghiệp. Spa cần được set up phù hợp với mô hình kinh doanh spa bạn lựa chọn (Day spa; beauty spa; medical spa; resort spa…).
Máy móc và công nghệ thẩm mỹ quyết định trực tiếp đến hiệu quả trị liệu của khách hàng. Bạn không nên vì ham rẻ mà mua loại máy kém chất lượng. Chúng không mang lại hiệu quả cao trong trị liệu; không thể giúp bạn nâng cao chất lượng dịch vụ và lấy được sự hài lòng của khách hàng. Thậm chí, chúng thường xuyên hỏng hóc và nhanh phải thay mới.
Điều kiện mở thẩm mỹ viện
Có Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ:
Theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là một trong những loại hình phòng khám chuyên khoa. Để được cấp Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, thẩm mỹ viện cần phải đáp ứng các điều kiện:
Điều kiện cơ sở vật chất
i) Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh;
ii) Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh;
iii) Có buồng lưu người bệnh;
iv) Các điều kiện khác tùy theo phạm vi chuyên môn đăng ký;
v) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữacháy theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với các phòng thực hiện thủ thuật; Có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ, chăm sóc người bệnh.
Điều kiện về trang thiết bị y tế
i) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
ii) Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Điều kiện về nhân sự
i) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó;
ii) Các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
điều kiện mở thẩm mỹ viện
Riêng với cơ sở có dịch vụ massage phải đáp ứng đủ các điều kiện sau
Điều kiện về cơ sở vật chất
i) Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình
ii) Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện theo quy định pháp luật.
Điều kiện về trang thiết bị
i) Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng;
ii) Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh;
iii) Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sỹ;
iv) Có đủ thuốc cấp cứu thông thường.
Điều kiện về nhân sự
i) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sỹ hoặc y sỹ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền.
Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền;
ii) Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp;
iii) Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3 cm x 4 cm.
Ngoài các điều kiện trên, Thẩm mỹ viện phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự và Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy (nếu có);
Một số điều kiện mở thẩm mỹ viện khác
Ngoài những điều kiện mở thẩm mỹ viện chi tiết và quan trọng được chia sẻ ở trên, người kinh doanh cần phải đảm bảo về các loại giấy tờ: Chứng nhận về phòng cháy chữa cháy, Chứng nhận và an ninh, trật tự.
Hồ sơ xin phép hoạt động
Để xin phép và làm thủ tục để đưa thẩm mỹ viện vào hoạt động hợp pháp, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài;
– Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của phòng khám;
– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của phòng khám;
– Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
– Tài liệu chứng minh phòng khám đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
– Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: phòng khám đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, văn bản trên thành 01 bộ hồ sơ, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đến nộp tại Sở y tế tỉnh thành phố nơi đặt cơ sở thẩm mỹ viện. Thời gian xin giấy phép thành lập phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ dự kiến 90 ngày làm việc.
Câu hỏi thường gặp
Các hành vi nào bị cấm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ?
Sử dụng thuốc; các chất; thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm; chích; bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da; hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người);
Xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục thành lập thẩm mỹ viện hiện nay?
Sở y tế tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ phận giải quyết: Phòng quản lý hành nghề y, dược tư nhân.
Thủ tục nào cần thực hiện trước khi hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ?
Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về điều kiện mở thẩm mỹ viện. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về điều kiện mở thẩm mỹ viện và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.