Các loại giấy phép

Điều kiện mở quầy thuốc ở xã

Kinh doanh thuốc tây là một trong những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và phải đảm bảo các yêu cầu pháp lý khá nghiêm ngặt. Vậy, quy định của pháp luật hiện nay về mở quầy thuốc như thế nào?

Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu về điều kiện mở quầy thuốc ở xã qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Điều kiện mở quầy thuốc ở xã là gì?

Điều kiện để mở quầy thuốc ở xã là một trong những vấn đề được nhiều dược sĩ quan tâm. Theo quy định hiện nay, muốn mở quầy thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của quầy thuốc đó cần có bằng cấp chuyên môn ngành dược như: Trung cấp dược, Cao đẳng dược, Đại học dược.

Ngoài ra bạn cần có thêm các giấy tờ sau:

Chứng chỉ hành nghề Y do Sở Y tế cấp.

Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược phẩm (GPP)

Địa bàn mở quầy thuốc bán lẻ được quy định như thế nào?
Khoản 1 Điều 36 Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành có quy định về địa bàn mở quầy thuốc bán lẻ như sau:

a) Xã, thị trấn;

b) Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi;

c) các quầy thuốc không thuộc địa bàn quy định tại điểm a khoản này đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ sở được phép hoạt động đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không ghi thời hạn hiệu lực thì được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực

Đăng ký giấy phép kinh doanh

Sau khi có giấy phép hành nghề Dược các bạn cần phải có giấy phép kinh doanh. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định xem bạn có được mở hiệu thuốc hay không. Bạn phải có giấy phép kinh doanh được cấp bởi cơ quan đăng ký kinh doanh.

Việc kinh doanh thuốc tây cần rất nhiều yêu cầu pháp lý rất nghiêm ngặt. Bạn phải thực hiện tốt và đầy đủ các thủ tục cần thiết như:

Đầu tiên là chứng chỉ hành nghề Y do Sở Y tế cấp nhưng mà đối với bằng Dược sĩ thì phải đủ thâm niên 2 năm hành nghề, nếu chưa đủ điều kiện cấp thì mình có thể đi thuê những người đã đủ điều kiện cấp bằng và nhờ họ đứng tên. Đối với quầy thuốc tây thì cần bằng từ trung cấp dược trở lên và thời gian hành nghề là 18 tháng.

Tiếp đến đó là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc là Ủy ban Nhân dân cấp.

Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề để mở nhà thuốc GPP. thông thường thì 3 năm sẽ xét lại một lần.

Kinh nghiệm mở quầy thuốc

Bước 1: Tìm và thuê địa điểm

Ý đầu tiên để trả lời cho câu hỏi mở hiệu thuốc tây cần những gì, chính là địa điểm. Địa điểm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến thành công của việc mở nhà thuốc.

Chọn được địa điểm hợp lý tức là bạn đã có 50% cơ hội thành công, tại sao vậy? Bởi đa phần người dân nước ta hiện nay thường có thói quen mua thuốc tại những hiệu thuốc ngay gần nhà nên nếu hiệu thuốc của bạn đặt ở khu vực đông dân cư, đời sống của cộng đồng dân cư ở đó lại khá tốt và xung quanh chưa có nhiều nhà thuốc thì đó là một địa điểm lý tưởng cho bạn.

Ngoài ra, một lưu ý nhỏ nữa là địa điểm hiệu thuốc của bạn cũng cần phải trùng với địa điểm đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Chuẩn bị và nộp các hồ sơ mở quầy thuốc

Sau khi chọn được địa điểm thì việc tiếp theo bạn cần làm là chuẩn bị các giấy tờ pháp lý như đã liệt kê ở phần trên và nộp cho cơ quan liên quan, cụ thể bao gồm:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

– Bản sao có công chứng giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đại diện hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.

– Trong trường hợp hộ kinh doanh do 1 nhóm cá nhân thành lập thì bạn phải chuẩn bị thêm bản sao có công chứng dưới 6 tháng của biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ 3 loại giấy tờ trên thì bạn mang nộp cho UBND nơi đặt địa điểm cửa hàng. Sau đó trong vòng 3 – 7 ngày bạn sẽ được cấp giấy phép nếu như hồ sơ không thiếu sót gì.

Chứng chỉ hành nghề (do sở y tế cấp)

Để được Bộ Y tế/Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề dược thì bạn phải có văn bằng dược trình độ đại học trở lên và phải có ít nhất 2 năm thực hành chuyên môn tại một cơ sở dược phù hợp nào đó.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề

Tiếp theo bạn cần chuẩn bị hồ sơ để xin sở y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm.

– Tài liệu chứng minh cửa hàng đạt tiêu chuẩn của các nguyên tắc thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, nghĩa là tài liệu mô tả về địa điểm cửa hàng, khu vực và trang thiết bị bảo quản thuốc của cửa hàng, tài liệu chuyên môn về dược và nhân sự của cửa hàng. Lưu ý là tài liệu này cần có chữ ký của người đại diện hoặc được đóng dấu của cơ sở đó.

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công chứng.

– Bản sao chứng chỉ hành nghề dược có công chứng.

điều kiện mở quầy thuốc ở xã

điều kiện mở quầy thuốc ở xã

Bước 3: Chuẩn bị địa điểm kinh doanh (trang trí, chuẩn bị đồ đạc.v.v.v)

Bước tiếp theo là trang trí và chuẩn bị các thiết bị cần thiết cho việc mở nhà thuốc bao gồm:

– Thiết kế, chuẩn bị địa điểm kinh doanh: Dù là địa điểm đi thuê hay của gia đình thì bạn cũng cần sửa sang lại một chút cho phù hợp với mục đích sử dụng mới. Việc này đầu tư đến đâu là do định hướng kinh doanh cũng như tiềm lực kinh tế của bạn.

Tuy nhiên theo KiotViet thì một quầy thuốc không cần trang hoàng quá đẹp, quá lộng lẫy như các loại cửa hàng kinh doanh khác mà chỉ cần sạch sẽ, dễ nhìn và hợp lý là được.

– Trang thiết bị: một số trang thiết bị cần có bao gồm các loại tủ, quầy, các thiết bị bảo quản thuốc theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc, túi đựng, khay đếm, tủ riêng cho các loại thuốc gây nghiện và các loại thuốc hướng tâm thần theo quy định của bộ y tế.

– Các tài liệu chuyên môn cần có: Ngoài ra, mỗi nhà thuốc cần chuẩn bị các tài liệu chuyên môn cần thiết để phục vụ quá trình bán hàng như danh mục các thuốc cấm sử dụng, quy định quy chế của nghề, nội quy và quy trình bán thuốc, tài liệu tra cứu sử dụng thuốc…

Bước 4: Tìm kiếm nguồn hàng, nhập hàng

Điều quan trọng nhất trong các thủ tục mở quầy thuốc tây là tìm nguồn hàng uy tín chất lượng, giá tốt. Nguồn hàng chất lượng và giá cả phải chăng sẽ là một lợi thế của cửa hàng bạn so với các đối thủ xung quanh.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận và bắt đầu khai trương, kinh doanh

Xong 4 bước trên là bạn đã xong những phần chuẩn bị cơ bản và có thể bắt đầu khai trương khi nhận được đầy đủ các giấy tờ thủ tục pháp lý như trên.

Bước 6: Thực hiện các hoạt động marketing, thu hút khách hàng

Để ngày khai trương được thuận lợi và đông khách, bạn cần chuẩn bị các chương trình marketing thu hút khách hàng như giảm giá ngày khai trương, tặng quà, tặng phiếu giảm giá cho lần mua tiếp theo hay thậm chí là các hoạt động văn nghệ như ca hát, múa lân…để thu hút khách.

Trình tự, thủ tục xin phép mở quầy thuốc

Căn cứ Điều 33 Nghị định 54/2017/NĐ-CP và khoản 12 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, trình tự để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc gửi qua đường bưu điện về Sở Y tế nơi đặt cơ sở đó đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết

Bước 3: Nhận kết quả

Thời gian thực hiện:

Đối với trường hợp đã được kiểm tra, đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh, không phải tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở: 20 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Đối với trường hợp tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở: 30 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.

* Phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề dược: 01 triệu đồng (theo Thông tư 277/2016/TT-BTC).

MỞ TIỆM THUỐC TÂY CÓ LỜI KHÔNG?

Đây có lẽ là câu hỏi của hầu hết những người đang có ý định mở nhà thuốc. Thực tế cho thấy, không có một câu trả lời chung nào cho câu hỏi trên. Tùy thuộc vào từng nhà thuốc mà có thể lời, có thể lỗ hoặc có thể chỉ vừa đủ hòa vốn.

Ngoài vị trí cửa hàng, chất lượng hàng, chất lượng dịch vụ, quy mô và định hướng phát triển của cửa hàng ra… thì một trong những yếu tố quyết định khá nhiều đến việc “mở tiệm thuốc tây có lời không?” đó chính là trình độ chuyên môn và cái tâm của người bán hàng.

Nghĩa là nếu người bán hàng là một dược sĩ được đào tạo bài bản thực sự và bán hàng có tâm (không lái khách mua sang thuốc đắt, không bán bất chấp hậu quả, biết về chuyên môn nên có thể chọn cho khách hàng thuốc vừa rẻ vừa hiệu quả…) thì nói thật là lời lãi chả được bao nhiêu.

Nhưng đổi lại vì bạn bán có chuyên môn và có tâm nên khách hàng rất trung thành và lợi nhuận thường sẽ ổn định dù ở mức thấp.

Nhưng nói như vậy không có nghĩa những người làm ăn chân chính không thể mở tiệm thuốc tây và kinh doanh có lãi.

Bởi vì nếu bạn biết cách chọn địa điểm và làm quảng cáo cho nhà thuốc cộng với cái tâm của bạn thì mỗi một cửa hàng sau một thời gian sẽ có một lượng khách hàng trung thành và có thể mang về mức lợi nhuận khá lớn.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về điều kiện mở quầy thuốc ở xã. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về điều kiện mở quầy thuốc ở xã và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775