Các loại giấy phép

Dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định của pháp luật, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (trừ những cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định, những người bán hàng rong)

Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu về dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Khái niệm chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ VSATTP là  bắt buộc, chứng minh cơ sở đáp ứng các điều kiện vệ sinh trước khi tiến hành sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thực phẩm; theo các điều kiện quy định tại Luật An toàn thực phẩm

Nói cách khác, khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận đáp ứng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, trừ trường hợp cơ sở không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. sản phẩm theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Đối tượng cần làm thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Cơ sở không cần xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Tại khoản 1, điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở không nằm trong danh sách phải làm Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ (cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

– Sơ chế nhỏ lẻ (cơ sở sơ chế thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)

– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ ( Bao gồm cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.)

– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

– Nhà hàng trong khách sạn;

– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Kinh doanh thức ăn đường phố;

– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn ( HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Cơ sở cần xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Những cơ sở cần làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATVSTP quy định tại Khoản 1, điều 11, Nghị định 15/2018/NĐ-CP bao gồm:

– Tất cả các cơ sở kinh doanh, buôn bán thực phẩm không nằm trong danh sách các trường hợp được quy định ở khoản 1, điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã được nêu trên.

– Ngoài ra, các cơ sở này cũng cần đáp ứng đủ điều kiện mới được cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm.

Giấy chứng nhận ATVSTP là gì? Đây chính là giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho hộ kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Với nạn thực phẩm bẩn nhức nhối, tràn lan khắp thị trường thì việc lựa chọn được đơn vị cung cấp thực phẩm sạch, an toàn là rất cần thiết.

Ý nghĩa của giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Một cơ sở được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm giống như lời cam kết, sự đảm bảo của đơn vị kinh doanh, sản xuất về vấn đề vệ sinh, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là loại giấy tờ rất quan trọng với các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống.

Không chỉ giữ vai trò quan trọng với đơn vị kinh doanh, sản xuất, giấy chứng nhận này còn có ý nghĩa đặc biệt với người tiêu dùng. Nạn thực phẩm bẩn đang là một vấn đề nhức nhối, rất khó để người tiêu dùng có thể phân biệt được giữa thực phẩm bẩn và sạch. Chính vì vậy, giấy chứng nhận vệ sinh ATTP giống như một lời bảo đảm, cơ sở để người tiêu dùng có thể an tâm

Khách hàng cung cấp những gì khi sử dụng dịch vụ làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm

Khách hàng chỉ cung cấp 3 giấy tờ sau:

Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh

Giấy chứng nhận sức khỏe (theo Thông tư 14) của một số thành viên

Hồ sơ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm mà khách hàng sản xuất, kinh doanh. Luật Rong Ba sẽ cung cấp những lời khuyên rõ ràng và đơn giản nhất để hỗ trợ phần pháp lý này.

Hồ sơ lập giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối phức tạp; với các loại tài liệu như: Bản vẽ mặt bằng kinh doanh, thuyết minh quy trình sản xuất KD, danh mục thiết bị, hồ sơ đào tạo…)

Lưu ý:

Luật Rong Ba sẽ đại diện để soạn thảo tất cả các tài liệu và hướng dẫn để thiết lập cơ sở theo các tiêu chuẩn với chi phí tiết kiệm và đơn giản nhất.

Hỗ trợ hồ sơ thiếu nếu cơ sở yêu cầu.

dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Quy trình xin cấp phép làm giấy VSATTP tại Luật Rong Ba.

Lắng nghe và nắm bắt thông tin do khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ về các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.

Báo giá qua điện thoại để khách hàng có thể dễ dàng quyết định có nên hợp tác với Luật Rong Ba hay không?

Khảo sát thực tế các cơ sở sản xuất kinh doanh và tư vấn thành lập phù hợp với các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và quy trình một chiều về an toàn thực phẩm (Đây là bước cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh mặc dù có bất kỳ đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm nào kiểm tra cơ sở)

Ký hợp đồng và chuẩn bị tài liệu trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp tất cả các tài liệu chúng tôi yêu cầu.

Khách hàng cung cấp các giấy tờ bao gồm giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy khám sức khỏe.

Thông báo cho cơ sở thông tin thẩm định của tổ thẩm định trước 1-2 ngày để doanh nghiệp có thể chuẩn bị tiếp đoàn.

Tiếp đoàn thẩm định. Luật Rong Ba sẽ cử người đến tiếp đoàn cùng doanh nghiệp

Nhận giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng

Hỗ trợ tư vấn miễn phí cho các vấn đề sau khi được cấp giấy chứng nhận.

Quy trình, thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm không quá khó khăn nếu như chúng ta nắm rõ về các bước thực hiện. Để giúp các bạn có thể nắm một cách chi tiết, chúng tôi xin cung cấp đến bạn đọc những bước trong quy trình bao gồm:

Có đầy đủ giấy tờ về sức khỏe, kiến thức ATVSTP

– Đây là một trong những điều kiện đầu tiên mà chủ công ty, kinh doanh thực phẩm cần cung cấp để đăng ký cấp giấy phép.

– Người đăng ký trực tiếp tham gia kinh doanh, buôn bán cần có đủ sức khỏe để tham gia ngành nghề này. Bạn cần đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để khám và lấy giấy khám sức khỏe tại đây.

– Ngoài ra, bạn cũng cần tham gia các lớp tập huấn về An toàn thực phẩm và làm một bài test sau quá trình tập huấn. Nếu kết quả đạt >80% bạn mới qua được bước đầu tiên trong thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm.

Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ATVSTP

Bước tiếp theo, người kinh doanh sẽ cần chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm. Những giấy tờ cần phải có theo quy định như sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định ban hành;

– Giấy đăng ký kinh doanh liên quan đến mặt hàng thực phẩm của bạn (bản sao);

– Bản chi tiết về sơ đồ bảo quản, chế biến thực phẩm tại cơ sở của bạn;

– Bản vẽ thiết kế mặt bằng cơ sở, bản kê khai cơ sở vật chất;

– Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở, doanh nghiệp cùng các nhân viên làm việc tại đây (bản sao);

– Quá trình kiểm tra, xác minh hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền

– Quá trình xác minh, kiểm tra thông tin hồ sơ là bước không thể thiếu trong thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm. Việc này sẽ do cơ quan cơ thẩm quyền tiến hành bằng cách cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở.

-Trường hợp cơ sở đủ điều kiện, khớp với hồ sơ sẽ được cấp giấy phép kinh doanh. Ngược lại nếu không đủ điều kiện sẽ bị phạt tùy mức độ nghiêm trọng.

Cấp giấy phép An toàn VSTP

– Giấy chứng nhận ATVSTP sẽ có giá trị 3 năm kể từ thời điểm được cấp. Sau khi cấp, cơ quan giám sát sẽ xuống kiểm tra lần nữa, nếu cơ sở vi phạm vấn đề gì sẽ thu hồi lại Giấy phép ATVSTP.

Thời hạn sử dụng giấy phép ATTP:

Theo quy định, thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là 3 năm tính từ ngày được cấp. Trước khi giấy chứng nhận hết hạn, đơn vị kinh doanh cần phải xin giấy phép cấp lại. Nếu giấy chứng nhận đã hết hạn mà chưa được cấp phép thì đơn vị kinh doanh, sản xuất có thể bị phạt hành chính

Tổng chi phí xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm giới hạn từ 12 đến 18 triệu (tùy theo đơn vị)

Lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm:

+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu

+ Lệ phí cấp lại (gia hạn) cho cơ sở

+ Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm

Đến kiểm tra đơn vị, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ tài liệu, tư vấn các điều kiện để được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Soạn thảo hồ sơ nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ,theo dõi liên hệ với cá nhân, tổ chức có liên quan và thực hiện các công việc giải trình nếu cần để đạt được sự chấp thuận  của cơ quan nhà nước.

đ. Chí phí “MỀM” tiếp đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

e.Thay mặt khách hàng nhận kết quả và bàn giao lại cho khách hàng.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775