Giữa hàng trăm công ty luật lớn nhỏ trên toàn quốc bạn chưa biết chọn đơn vị nào? Hơn ai hết chúng tôi hiểu việc tìm kiếm và lựa chọn cho mình một công ty luật uy tín để gửi gắm niềm tin cũng như mong muốn của mình thật sự là rất khó, vì ngày nay hiện trang có rất nhiều công ty tư vấn mạo danh uy tín các công ty luật để câu kéo khách hàng sử dụng dịch vụ, cuối cùng là không làm được khiến cho khách hàng vừa mất thời gian cũng như tiền bạc, hơn hết đó là mất đi niềm tin.
Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu về công ty luật uy tín qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
Điều kiện thành lập công ty Luật
Theo Điều 34 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012, Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.
Để thành lập công ty phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điều kiện về loại hình công ty
– Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.
– Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.
– Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty.
Điều kiện về người thành lập công ty
– Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức;
– Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
– Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập công ty không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có công ty luật phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có công ty luật hoặc chi nhánh của công ty luật.
Điều kiện về trụ sở công ty
Công ty luật phải có trụ sở làm việc.
Điều kiện về tên công ty
Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thỏa thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”
Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều kiện về vốn và con dấu
Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp được toàn quyền quyết định về nội dung của dấu mình sử dụng mà không chịu ràng buộc bởi quy định pháp luật và doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.
Pháp luật không quy định về vốn khi thành lập công ty luật. Điều đó có nghĩa thành viên công ty luật được toàn quyền quyết định về vốn của công ty.
Trình tự, thủ tục thành lập công ty Luật
Hồ sơ đăng ký hoạt động công ty luật
Công ty Luật phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có:
– Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
– Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
– Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập công ty;
– Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
Chuẩn bị và nộp hồ sơ thành lập công ty luật
Công ty luật chuẩn bị những hồ sơ gồm những giấy tờ nêu trên để nộp đến cơ quan đăng ký yêu cầu thành lập công ty luật
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu thành lập công ty luật
Sở Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu thành lập công ty luật.
Nếu đủ điều kiện, Sở tư pháp sẽ cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Công ty Luật.
Các công việc phải thực hiện sau khi có giấy phép đăng ký hoạt động của công ty luật
Công ty luật được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.
Sau đó công ty luật cần thực hiện những công việc sau:
Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu
Treo bảng hiệu công ty
Mở tài khoản công ty và thông báo số tài khoản ngân hàng
Mua chữ ký số điện tử
Làm thủ tục phát hành hóa đơn
Tham gia bảo hiểm cho người lao động trong doanh nghiệp…
Luật Rong Ba chuyên cung cấp dịch vụ công ty luật uy tín.
Về lý thuyết, việc thành lập công ty luật là không quá khó.
Tuy nhiên nếu bạn không nắm được các quy định của pháp luật, không nắm được trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp và cũng không rõ những công việc bắt buộc phải thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp thì sẽ rất dễ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Để tránh được những điều này thì Luật Rong Ba chính là đơn vị có thể giúp bạn thực hiện việc thành lập công ty luật một cách dễ dàng.
Ngoài ra, với Luật Rong Ba hỗ trợ khách hàng không chỉ dừng lại ở việc khách hàng cầm trên tay Giấy đăng ký hoạt động mà còn tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập thực hiện những công việc mang tính bắt buộc của pháp luật sau khi thành lập như kê khai thuế, hóa đơn, token (chữ ký số) và các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, người lao động….
Có thể nói, Luật Rong Ba là đơn vị uy tín, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn ban đầu để có thời gian tập trung chuyên môn cho hoạt động kinh doanh sản xuất để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Và đây cũng chính là lý do rất nhiều đơn vị doanh nghiệp luôn muốn Luật Rong Ba là nơi hậu thuẫn phía sau về các vấn đề pháp lý để họ có thể yên tâm kinh doanh sản xuất mà không gặp phải bất kỳ rủi ro gì về pháp lý.
Khi bạn sử dụng dịch vụ, chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các thủ tục theo yêu cầu, theo ủy quyền của các bạn. Chúng tôi sẽ:
Tư vấn sơ bộ về tên công ty luật; vốn điều lệ; ngành nghề kinh doanh; địa chỉ trụ sở chính;
Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty luật;
Thực hiện thủ tục tại Sở Tư pháp;
Khắc dấu, in biển tên công ty;
Mua hóa đơn, chữ ký số;
…
Thành lập doanh nghiệp khó hay dễ?
Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay không khó, nhưng cũng không đơn giản bởi vì không phải thành lập doanh nghiệp là bạn muốn làm gì cũng được mà nó phải tuân thủ đúng những quy định của pháp luật hiện hành.
Không kinh doanh các loại hàng cấm,hàng giả,hàng nhái,hàng kém chất lượng,doanh nghiệp hoạt động còn phải đảm bảo quyền lợi cá nhân,lợi ích doanh nghiệp, quyền lợi người lao động, trật tự xã hội, thuần phong mỹ tục.
Do đó pháp luật quy định chặt chẽ những điều kiện để có thể được thành lập doanh nghiệp.
Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Luật doanh nghiệp.
Lưu ý khi đăng ký thành lập công ty Luật
Mỗi luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức, công ty hoạt động, tư vấn luật.
Trong trường hợp, công ty luật được thành lập bởi nhiều luật sư từ các Đoàn luật sư khác nhau thì có thể quyết định đăng ký hoạt động tại nơi có Đoàn luật sư mà một trong số các luật sư đó là thành viên.
Đối với ngành nghề tư vấn pháp luật, Sở Tư pháp là nơi tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho công ty luật. Sau đó, công ty luật tiếp tục làm thủ tục xin cấp mã số thuế và khắc con dấu (không phải Sở KH&ĐT).
Do ngành nghề tư vấn pháp luật là lĩnh vực đặc thù, nên cơ quan công an sẽ là nơi chịu trách nhiệm khắc dấu cho công ty luật.
Sau khi nhận giấy đăng ký hoạt động, trong vòng 7 ngày làm việc, trường phòng luật sư hoặc giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản và kèm theo bản sao giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà họ là thành viên.
Điều cần biết về người đại diện pháp luật, giám đốc công ty
– Tại sao cần phải biết về người đại diện theo pháp luật? Ai sẽ là người đại diện pháp luật cho công ty mình?
– Những chức danh nào có thể làm được người đại diện pháp luật? Người đại diện có vai trò gì trong doanh nghiệp? Trước khi thành lập công ty các bạn cần phải biết và nắm rõ được về người đại diện pháp luật cho chính công ty mình hoặc biết được người đại diện theo pháp luật của công ty đối tác.
– Đó chính là những người đại diện cho doanh nghiệp để ký kết giấy tờ, ký kết hợp đồng và làm cho hợp đồng kinh doanh có tính pháp lý và được bảo vệ trước pháp luật. Dưới đây là những điều cần biết trước khi thành lập công ty về người đại diện theo pháp luật.
– Các chức danh có thể làm người đại diện theo pháp luật là: Giám Đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.
– Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phải thường trú tại Việt nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
– Người đại diện của doanh nghiệp là người nước ngoài (bao gồm cả kiều bào) phải thường trú tại Việt Nam đồng nghĩa với việc phải có thẻ thường trú tại Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về công ty luật uy tín. Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu về công ty luật uy tín và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.