Nếu phụ gia thực phẩm của quý khách chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khí đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.
Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu công bố phụ gia thực phẩm theo quy định pháp luật qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 27/2012/TT-BYT;
– Thông tư số 16/2012/TT-BYT;
– Thông tư số 19/2012/TT-BYT;
– Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT
Phụ gia thực phẩm là gì?
Phụ gia thực phẩm (food additive) là những chất không được coi là thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm.
Phụ gia thực phẩm có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng; được chủ động cho vào với mục đích đáp ứng yêu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất; chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm.
Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc; các chất bổ sung vào thực phẩm với mục đích tăng thêm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
– Giới hạn tối đa trong thực phẩm (Maximum level – ML ) là mức giớí hạn tối đa của mỗi chất phụ gia sử dụng trong quá trình sản xuất; chế biến, xử lý, bảo quản, bao gói và vận chuyển thực phẩm.
– Hệ thống đánh số quốc tế (International Numbering System – INS): là ký hiệu được Ủy ban Codex về thực phẩm xác định cho mỗi chất phụ gia khi xếp chúng vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm.
Công bố phụ gia thực phẩm
– Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được (Acceptable Daily Intake – ADI) là: lượng xác định của mỗi chất phụ gia thực phẩm được cơ thể ăn vào hàng ngày; thông qua thực phẩm hoặc nước uống mà không gây ảnh hưởng có hại tới sức khoẻ. ADI được tính theo mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày.
Tác dụng của phụ gia thực phẩm:
– Làm tăng giá trị dinh dưỡng: việc bổ sung chất dinh dưỡng có thể là để trả lại phần dinh dưỡng đã mất đi do việc chế biến thực phẩm, hoặc cho thêm những chất vốn không có trong loại thực phẩm đó. Như bánh mì, bột, gạo được cho thêm vitamin B là thành phần đã bị mất đi khi xay xát hay việc cho thêm i-ốt vào muối, thêm vitamin A, vitamin D vào sữa…
– Giữ cho thực phẩm an toàn, tươi lâu hơn: Thực phẩm thường bị một số vi khuẩn, nấm độc, mốc, men làm hư hỏng. Chất phụ gia có thể giúp bảo quản, làm chậm hư thối, giữ được phẩm chất và vẻ hấp dẫn của thực phẩm. Như sulfit được cho vào các loại trái cây khô, nitrit và nitrat được cho thêm vào các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt muối, thịt hộp…
– Một số thực phẩm sau luôn được cho thêm các chất phụ gia để có thể bảo quản được trong thời gian dài: đồ uống, thực phẩm nướng, trái cây đóng hộp, bánh mì… Các loại thực phẩm được thêm chất chống ôxy hóa (anti-oxidant) để tránh có mùi, mất màu như dầu, mỡ, dầu giấm…
– Làm thay đổi bề ngoài của thực phẩm: Có nhiều chất phụ gia được cho vào thực phẩm với mục đích tăng vẻ bề ngoài hấp dẫn, như là:
+ Chất làm cho món ăn có độ ẩm, không khô cứng, hơi phồng lên và gia vị không dính với nhau như chất nhũ hóa lecithin ở sữa, lòng đỏ trứng, đậu nành, glycerin giữ độ ẩm và các gia vị trong dầu giấm, bơ lạc…
+ Chất chống khô cứng, đóng cục, dính lại với nhau như canxi silicate, silicon dioxyd. Các chất này có tác dụng ngăn bột, đường, muối hút nước rồi dính lại với nhau.
+ Chất làm bột nở, như muối bicarbonate, bột nở, natri phosphat hoặc một vài loại men, được dùng khi làm bánh nướng, bánh mì… giúp cho bánh mềm xốp, nhẹ hơn.
+ Chất phụ gia giúp các nguyên liệu dễ dàng hòa vào nhau.
+ Chất làm thay đổi độ axit, kiềm của thực phẩm, nhằm mục đích thay đổi cấu trúc, hương vị cũng như tăng sự an toàn của món ăn như kali, axit tartaric, axit lactic, axit citric…
– Làm tăng mùi vị và sức hấp dẫn của thực phẩm: Một số chất màu có công dụng làm cho thực phẩm có vẻ ngoài hấp dẫn hơn hoặc phục hồi màu sắc nguyên thủy của thực phẩm; làm cho các món ăn khác nhau có cùng màu; duy trì hương vị vitamin dễ bị phân hủy vì ánh sáng; tạo cho thực phẩm có dáng vẻ đặc trưng, dễ phân biệt.
Chất màu có thể là hóa chất tổng hợp hoặc chất màu thiên nhiên lấy từ thực vật. Chất màu thường được sử dụng là beta caroten (tiền tố vitamin A), nước củ cải đường, cà rốt, nghệ…
– Tác dụng khác: Cung cấp thêm một vài thành phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho một số đối tượng đặc biệt, như đường hóa học tạo vị ngọt cho thực phẩm nhưng chúng không sinh hoặc ít sinh năng lượng nên được sử dụng để thay thế đường cho bệnh nhân đái tháo đường và bệnh nhân béo phì.
Tại sao cần công bố chất lượng thực phẩm phụ gia?
Các cá nhân, đơn vị sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm đừng xem nhẹ vấn đề công bố hợp quy sản phẩm nhé. Bởi tất cả những chất phụ gia thực phẩm muốn lưu hành và tiêu thụ trên thị trường đều bắt buộc phải có tiêu chuẩn thực phẩm. Đây là quy định của Pháp luật nhà nước Việt Nam, bắt buộc các cá nhân, tổ chức kinh doanh phải công bố chất lượng phụ gia thực phẩm tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Việc được Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm phê duyệt, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận công bố chất lượng thực phẩm và được lưu hành trên thị trường. Những doanh nghiệp tham gia công bố thực phẩm chất phụ gia vừa đảm bảo hợp thức hóa sản phẩm của mình theo quy định của Nhà nước, vừa đảm bảo an toàn cho sản phẩm. Đồng thời xây dựng được niềm tin đối với khách hàng về chất phụ gia thực phẩm, góp phần xây dựng thị trường phụ gia Việt Nam an toàn chất lượng hơn.
Những sản phẩm phụ gia công bố theo quy định an toàn thực phẩm
Sản phẩm trong nước: theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và hướng dẫn thi hành, các dòng sản phẩm phụ gia chưa đạt quy chuẩn Việt Nam được thực hiện theo thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Khi có kết quả, doanh nghiệp sẽ nhận được bản xác nhận công bố hợp quy sản phẩm từ Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Sản phẩm nhập khẩu: Những sản phẩm hợp quy là những sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, doanh nghiệp sẽ tiếp tục xin cấp số tiếp nhận hợp quy tại Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Hồ sơ tự công bố phụ gia thực phẩm
Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu số 01, phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Ngoài hồ sơ nêu trên, khi tự công bố phụ gia thực phẩm cần cung cấp thêm một số giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh(giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh);
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các trường hợp yêu cầu.
Nhãn hàng hóa;
Bản dịch các tài liệu bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
Trình tự thủ tục tự công bố phụ gia thực phẩm
Bước 1: Tự công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức cá nhân.
Bước 2: Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm nộp 01 bộ hồ sơ tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định.
Bước 3: Cơ quan nhà nước tiếp nhận
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Một số lưu ý khi tự công bố phụ gia thực phẩm
Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Số lượng hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục tự công bố phụ gia thực phẩm
Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm nộp 01 bộ hồ sơ tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục tự công bố phụ gia thực phẩm
Hiện nay Luật không quy định cụ thể thời hạn giải quyết thủ tục tự công bố sản phẩm phụ gia thực phẩm. Do đó tùy từng địa phương sẽ có thời gian quy định cụ thể. Thông thường sẽ từ 10-15 ngày làm việc.
Yêu cầu đối với khách hàng cần cung cấp.
Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Kết quả kiểm nghiệm CA ( Certificate of analysis) trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu đối với trường hợp
Công bố phụ gia thực phẩm nhập khẩu.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do Free Sale hoặc Giấy chứng nhận y tế (Healthy) đối với trường hợp Công bố phụ gia thực phẩm nhập khẩu.
Mẫu nhãn của sản phẩm phụ gia hoặc hình ảnh về sản phẩm muốn công bố.
Mẫu sản phẩm phụ gia nếu sản phẩm lần đầu tiên nhập về Việt Nam.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về công bố phụ gia thực phẩm. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về công bố phụ gia thực phẩm và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.