Pháp luật dân sự quy định danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm.
Do đó, nếu người khác đăng tải thông tin gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân trên phương tiện thông tin đại chúng, tại nơi công cộng,…
Thì cá nhân có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu gỡ bỏ, cải chính và yêu cầu bồi thường danh dự nhân phẩm nếu có thiệt hại thực tế xảy ra.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy tình trạng đăng tải hình ảnh người khác lên mạng xã hội với mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác diễn ra tương đối phổ biến.
Trong những trường hợp như vậy, cá nhân cần phải tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn để đưa ra giải pháp phù hợp bảo vệ quyền lợi của mình.
Nếu không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Rong Ba để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể về bồi thường danh dự nhân phẩm.
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Dân sự 2015
Hiến pháp Việt Nam 2013
Khái quát chung về bồi thường danh dự nhân phẩm
Nếu người khác đăng tải thông tin gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân trên phương tiện thông tin đại chúng, tại nơi công cộng,…
Thì cá nhân có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu gỡ bỏ, cải chính và yêu cầu bồi thường danh dự nhân phẩm nếu có thiệt hại thực tế xảy ra.
Danh dự, nhân phẩm của người khác được pháp luật bảo vệ
Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Theo đó, mỗi người đều được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Đồng thời, đây cũng là quy định được nêu tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật Dân sự.
Cụ thể:
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Bởi vậy, việc xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác là hành vi vi phạm pháp luật và mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Công văn số 1800/BTTTT-PTTH&TTĐT quán triệt về vấn đề này.
Cụ thể, thời gian qua có khá nhiều người lợi dụng tính năng livestream, group chat… để đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật trong đó chủ yếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân khác… gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Để kịp thời chấn chỉnh hiện tượng này, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời nội dung vi phạm trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội, chủ động xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.
Theo quy định hiện hành, nếu một người xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính đối với xúc phẩm danh dự nhân phẩm
Theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, nếu lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cá nhân có thể bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng; tổ chức bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với xúc phạm danh dự nhân phẩm
Nếu việc bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác ở mức độ nghiêm trọng thì người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù cao nhất là 05 năm hoặc Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù cao nhất là 07 năm.
Cách xác định tiền bồi thường thiệt hại về danh dự, uy tín
Ngoài bị phạt tiền hoặc bị phạt tù tùy vào mức độ vi phạm, khoản 5 Điều 34 Bộ luật Dân sự nêu rõ:
Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại
Đồng thời, khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự cũng khẳng định:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Như vậy, khi một cá nhân bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín mà có thiệt hại xảy ra thì có quyền yêu cầu người vi phạm bồi thường danh dự nhân phẩm và người vi phạm có nghĩa vụ phải bồi thường cho người này.
Về việc bồi thường danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, khoản 1 Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định gồm các loại thiệt hại sau:
Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
Thiệt hại khác do luật quy định.
Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu.
Trong đó, việc ấn định mức bồi thường, hình thức và phương thức bồi thường do các bên thỏa thuận theo quy định tại khoản 2 Điều 585 Bộ luật Dân sự.
Nếu các bên không thỏa thuận được thì xác định mức bồi thường dựa theo các yếu tố sau đây:
Căn cứ vào thiệt hại thực tế mà người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm phải chịu để hạn chế, khắc phục thiệt hại; do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Những thiệt hại này phải có chứng từ, hóa đơn kèm theo gồm các chi phí theo hướng dẫn của Nghị quyết 03/2006 gồm:
Chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm;
Tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Thu nhập do việc xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà bị mất hoặc bị giảm sút…
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời dựa theo mức thiệt hại thực tế xảy ra.
Riêng mức bồi thường danh dự nhân phẩm bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết sẽ do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 mức lương cơ sở.
Hiện nay, lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Như vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, hai bên có thể tự thỏa thuận với nhau về mức bồi thường.
Do đó, nếu thỏa thuận được thì không giới hạn con số mà các bên phải bồi thường cho nhau, có thể là một triệu, một trăm triệu, một tỷ, một nghìn tỷ đồng… hoặc thậm chí chỉ cần một câu xin lỗi.
Nếu không tự thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ vào các chứng cứ, hóa đơn… liên quan đến thiệt hại thực tế xảy ra khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm để tính số tiền phải bồi thường.
Riêng tiền bồi thường về tinh thần, nếu không thỏa thuận được thì cao nhất là 10 tháng lương cơ sở tương đương là 14,9 triệu đồng trong năm 2021.
Điểm mới về bồi thường danh dự nhân phẩm theo luật dân sự 2015
Để đảm bảo bồi thường danh dự nhân phẩm được thực hiện trên thực tế, pháp luật Việt Nam đã sớm có quy định về quyền này. Hiến pháp năm 1980 đã quy định:
“Công dân có quyền tự được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm”(Điều 70).
Đến Hiến pháp năm 1992 lại tiếp tục ghi nhận quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân tại Điều 71 “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”.
Tiếp đến, Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Như vậy quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền hiến định.
Trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ quy định ngắn gọn về quyền này tại Điều 37 như sau: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”.
Đến Bộ luật Dân sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín tại Điều 34 cụ thể như sau:
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
bồi thường danh dự nhân phẩm
Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Như vậy, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín thuộc nhóm quyền liên quan đến giá trị của con người trong xã hội nói riêng và trong tổng thể các quyền nhân thân nói chung.
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho các quyền nhân thân khác.
Hình thức tư vấn Tư vấn phong phú tại Luật Rong Ba
Tư vấn qua tổng đài
Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Luật Rong Ba làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.
Cách kết nối Tổng đài Luật Rong Ba
Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài
Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn , khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào
Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;
Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan
Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)
Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Rong Ba
Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Rong Ba như sau:
Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần
Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 1h chiều đến 9h tối
Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành
Hướng dẫn Luật Rong Ba tổng đài:
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi số nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia chuyên môn về Bảo hiểm Thai sản.
Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Luật Rong Ba sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.
Tư vấn qua email
Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Luật Rong Ba bạn sẽ được:
Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!
Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.
Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải
Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!
Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.
Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!
Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!
Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng
Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!
Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!
Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Luật Rong Ba trong giờ hành chính.
Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn:
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!
Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.
Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Luật Rong Ba mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.
Luật Rong Ba sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:
Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi: (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!
Luật Rong Ba cam kết bảo mật thông tin của khách hàng
Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Luật Rong Ba sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.
Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.
Với năng lực pháp lý của mình, Luật Rong Ba cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!
Luật Rong Ba cung cấp dịch vụ tư vấn luật hàng đầu Việt Nam
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty Tư Vấn Luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Trên đây là quan điểm về bồi thường danh dự nhân phẩm. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ Luật Rong Ba để được hỗ trợ, giải đáp.